Dù là người Việt nhưng chúng ta vẫn phải công nhận tiếng Việt là một ngôn ngữ rất phong phú và không phải ai cũng thông thạo hết các từ loại và từng tên gọi của bộ phận trong câu. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần khởi ngữ bao gồm: khởi ngữ là gì? Thành phần khởi ngữ? … 

1. Khởi ngữ là gì?

Khái niệm khởi ngữ thực chất rất đơn giản. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường xuất hiện các quan hệ từ như: với, đối với, về…

Từ khái niệm này, bạn có thể dễ dàng xác định thành phần khởi ngữ là gì? Đó là những từ nối + nội dung cần nhấn mạnh + trợ từ và câu văn hoàn chỉnh. 

khởi ngữ là gì
Khái niệm khởi ngữ

2. Tác dụng của khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần quan trọng giúp làm nổi bật ý muốn của người nói đối với người nghe. Đặc biệt, khởi ngữ có liên quan mật thiết với nội dung chính của câu nói. 

Trong một vài trường hợp, khởi ngữ như là một phần khởi đầu của một câu chuyện, giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn và thu hút người nghe hơn. 

Bên cạnh đó, khởi ngữ còn giữ vai trò ngữ pháp trong câu có tác dụng nhấn mạnh hành động, nội dung mà người nói muốn truyền tải. 

3. Cách nhận biết khởi ngữ

Như đã nói phần khái niệm thế nào là khởi ngữ, để nhận biết khởi ngữ các bạn học sinh có thể nhận biết thông quá các quan hệ từ như: với, đối với… Đặc biệt đằng sau khởi ngữ thường được kết hợp với trợ từ “thì”. 

Nếu như bạn thấy một bộ phận được đặt lên trên đầu câu và có trật tự khác thường, đó có thể là khởi ngữ. 

Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Cách nhận biết thành phần khởi ngữ trong câu

Tóm lại, cách nhận diện khởi ngữ được tóm tắt như sau: 

  • Thường đứng ở đầu câu
  • Sử dụng các từ nối: với, đối với…
  • Sử dụng trợ từ “thì” để nối với câu.
  • Khởi ngữ thường không có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ

Nội dung liên quan: trạng ngữ

4. Ví dụ về khởi ngữ

Một vài khởi ngữ ví dụ khá đơn giản cho bạn dễ hình dung: 

  • Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ. 
  • Quyển sách này, tôi đã đọc rồi.
  • Bộ phim này, chúng tôi thấy rất hay. 

Đặt câu có khởi ngữ trong trường hợp phức tạp hơn, muốn nhấn mạnh về nội dung: 

  • Về việc chăm sóc cây cảnh, bạn cần đặc biệt chú ý thời gian cho câu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, việc tưới nước đều đặn và bón phân cho cây.

5. Phân biệt khởi ngữ với các thành phần biệt lập

Đặc điểm của khởi ngữ đó là thường đứng trước câu và không liên quan đến thành phần chính trong câu. Vì vậy, có rất nhiều bạn đã nhầm khởi ngữ với những thành phần biệt lập khác. 

Cách phân biệt khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Cách phân biệt khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Tuy nhiên, bạn cần phân biệt chúng một cách rõ ràng như sau: 

Thành phần biệt lập là những phần không liên quan đến chủ ngữ, vị ngữ trong câu, không ảnh hưởng đến ý nghĩa mà người nói muốn truyền đạt. 

Bộ phận này thường dùng để thể hiện thái độ, cảm xúc của người nói, bao gồm các từ cảm thán, thái từ, phụ chú… 

– Ví dụ: Chao ôi, Trời ơi, Theo tôi…

Tuy nhiên, với khởi ngữ tuy không liên quan đến thành phần chính trong câu nhưng khi lược bỏ phần này câu nói sẽ trở nên không có nghĩa và người nghe sẽ không hiểu bạn đang muốn truyền đạt điều gì. 

– Ví dụ: Về chương trình này, tôi đã xem rồi. 

⇒ Khởi ngữ “Về chương trình này”, nếu bỏ phần khởi ngữ đi, câu nói chỉ còn “Tôi đã xem rồi” hoàn toàn không có nghĩa. 

Cuối cùng, khởi ngữ cũng khác hoàn toàn phần trạng ngữ trong câu như trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn… Bạn cần đặc biệt chú ý vì trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn cũng thường đứng trước câu và được ngăn cách bởi dấu phẩy.

– Ví dụ: Hôm nay, thời tiết thật đẹp. 

“Hôm nay” là trạng từ chỉ thời gian. 

Tuy  nhiên, nếu bạn muốn đặt câu với khởi ngữ, chỉ cần thay đổi một cách đơn giản như sau:  “Về thời tiết ngày hôm nay, nó thật đẹp.”

Để đạt điểm cao khi thi Văn THPT Quốc gia, còn rất nhiều các vốn kiến thức khác mà các em học sinh cần trau dồi, luyện tập. Tại sao không bắt đầu ngay hôm nay cùng với Học Thông Minh và chương trình luyện đề thi THPT Quốc gia môn Văn nhỉ!

 

6. Chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ

Các bạn có thể dễ dàng chuyển đổi từ câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ hoặc ngược lại nhằm mục đích nhấn mạnh vào nội dung của câu. 

Cách chuyển đổi câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ: 

  • Xác định nội dung chính được nhắc đến trong câu.
  • Đưa lên đầu câu và thêm vào đó các quan hệ từ
  • Thêm dấu chấm, phẩy để ngăn cách khởi ngữ với thành phần chính trong câu.

Ví dụ: Tôi nghe bài hát này rồi (là một câu bình thường chỉ có chủ ngữ và vị ngữ).

  • Về bài hát này thì tôi đã nghe nó rồi (Đưa khởi ngữ ra sau từ thì)
  • Bài hát này, tôi đã nghe rồi (dấu phẩy giúp phân biệt đâu là khởi ngữ, chủ ngữ trong câu).
  • Còn tôi, tôi nghe bài hát này rồi. (Thêm quan hệ từ “còn”).

Cách chuyển đổi câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ: 

Đưa khởi ngữ vào thành phần câu, bỏ các từ ngữ trước khởi ngữ (nếu có) và dấu phẩy đứng trước chủ ngữ (nếu có).

Ví dụ: Ta không thể chỉ đọc qua một lần mà có thể hiểu được hết những bài thơ của Hàn Mặc Tử.

=> Với những bài thơ của Hàn Mặc Tử, ta không chỉ đọc qua một lần mà hiểu được hết.

 

Trên đây là những điều tìm hiểu về khởi ngữ, nếu bạn còn băn khoăn về khái niệm cũng như chưa có ví dụ hình dung, tham khảo ngay bài viết trên đây về khởi ngữ là gì cho ví dụ nhé. Với các nội dung ôn tập khác, các em tham khảo ngay tại web thi trắc nghiệm online Học Thông Minh ngay nhé!