Chiến tranh thế giới thứ 2 được xem là một cuộc xung đột quy mô toàn cầu, kéo dài từ năm 1939 đến 1945, với sự tham gia của nhiều quốc gia và có những tác động vô cùng sâu sắc đến thế giới sau này. Đồng thời đây cũng là nội dung kiến thức nằm trong chương trình thi THPT mà các bạn học sinh phải ghi nhớ thật kỹ. Cùng Học Thông Minh tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh đã làm xoay chuyển thế giới qua nội dung sau đây.

Toàn cảnh chiến tranh thế giới thứ 2
Toàn cảnh chiến tranh thế giới thứ 2

1. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

 

1.1 Nguyên nhân sâu xa

 

– Các nguyên nhân được hình thành và dồn nén đã tạo nên áp lực trong kinh tế, chính trị. Ngoài ra với các nước cường quốc, việc phân chia thế giới và tổ chức hoạt động chung đã không còn phù hợp với nhu cầu của các quốc gia.

– Sự tác động của quy luật phát triển không đồng đều về các mặt khác nhau từ kinh tế, chính trị, xã hội,…của các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa dẫn đến sự chênh lệch nhịp độ phát triển giữa các quốc gia tư bản.

– Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra trước tình thế các nước cần thống nhất để tìm ra tiếng nói chung cũng như quy luật phân chia quyền lợi mới bởi việc phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn trước đó không còn phù hợp nữa.

1.2 Nguyên nhân trực tiếp

 

– Nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ 2 đến từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 khi Mỹ đã tác động và làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới,  làm căng thẳng hơn những mâu thuẫn chính trị và kinh tế. Qua đó dựa vào sức mạnh của chiến tranh để thiết lập trật tự thế giới mới.

– Thủ phạm đầu tiên gây nên cuộc chiến tranh toàn thế giới là phát xít Đức, Nhật Bản, Italia. Cuộc chiến nhanh chóng lan rộng, ảnh hưởng và gây thiệt hại cho toàn thế giới.

 

Toàn cảnh cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
Toàn cảnh cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

2. Diễn biến chiến tranh thế giới thứ 2

 

Diễn biến chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 được diễn ra với hai giai đoạn, trong đó nổi bật nhất là cuộc đụng độ giữa hai phe:

  • Phe phát xít: Đức – Ý – Nhật
  • Phe đồng minh: Anh – Liên Xô – Mỹ

Trong đó Đức thực hiện chủ lực tấn công tại chiến trường châu Âu, Ý thực hiện cuộc châm ngòi tại chiến trường Bắc Phi. Tại chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương là cuộc tổng tiến công của phát xít Nhật.

2.1 Giai đoạn 1: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ và lan rộng ra toàn châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941)

 

Tại giai đoạn này, các nước phát xít thực hiện châm ngòi cho cuộc chiến tranh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của phe đồng minh.

Tại chiến trường châu Âu: 

  • 1/9: Đức thành công chiếm được Ba Lan, hai nước Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Đến ngày 6/10, Đức chiếm đóng hoàn toàn Ba Lan.
  • 4/1940: Đức đưa quân vào Bắc Âu với chủ trương chiếm được Đan Mạch.
  • 10/5/1940: Đức chiếm được Luxembourg
  • 15/5/1940: Bỉ chính thức đầu hàng
  • 22/6/1940: Pháp ký với Đức hiệp định Compiègne và đầu hàng Đức
  • 10/6/1940: Đức cũng đồng thời tấn công Tây Âu và Na-uy và thành công chiếm đóng sau 2 tháng kháng cự
  • 28/10/1840: Ý thất bại khi tấn công Nam Tư và Hy Lạp, Đức đã hỗ trợ Ý để cùng tấn công hai nước này ngày 6/4.
  • Chỉ sau hơn 1 năm, Đức thành công chiếm đoạt 11 quốc gia châu Âu và sẵn sàng để tấn công Liên Xô.
  • Tháng 6/1941, Đức phá bỏ hiệp định không xâm lược Barbarossa để tiến công Liên Xô và hồng quân nước này đã đẩy lùi được quân xâm lược Đức.

 

Tại chiến trường Bắc Phi: Diễn ra cuộc chiến cam go, khốc liệt giữa Anh, Pháp với Đức, Ý và Pháp.

 

Tại chiến trường châu Á – Thái Bình Dương

  • Quân đội Nhật Bản hoành hành và bành trướng xâm lược ở châu Á với phần lớn cuộc chiến được thực hiện ở gần hoặc 
  • trên biển.
  • 26/11/1941: Nhật gần như tàn phá lực lượng của quân Mỹ trên Thái Bình Dương, Mỹ chính thức tuyên chiến với quốc gia này:
  • Nhật thành công chiếm đóng các quốc gia: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hồng Kông
  • Đức và Ý đồng loạt tuyên bố đối đầu với Mỹ
  • Mỹ tuyên chiến với Hà Lan, Úc, Anh và thuộc địa của Anh
  • Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 nhanh chóng lan rộng ra phạm vi toàn thế giới.

>> Đọc thêm: Thành tựu văn hóa thời cận đại

 

2.2 Giai đoạn 2: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới

 

Tại chiến trường bên trời Âu:

  • Tháng 5/1943: phe Đồng Minh tấn công Ý
  • Tháng 9/ 1943: quân Đức chiếm lại một phần nước Ý
  • 25/4/1945: Ý chính thức được giải phóng
  • Trong khi đó cuộc chiến Đức – Liên Xô vẫn tiếp tục căng thẳng, lúc này phát xít Đức chịu thế bị động
  • Hồng quân Liên Xô trên đà thắng lợi, thực hiện giải phóng Áo, Na Uy, Tiệp Khắc và Hungary
  • Liên tục các ngày 16/3, 30/4, Liên Xô tiến đánh Berlin, trụ sở quốc hội Đức, đến ngày 9/5 quân Đức đầu hàng và thua trên mặt trận này.

 

Tại chiến trường Bắc Phi:

  • Tháng 11/ 1942: Phát xít Đức trong tình thế chịu sức ép nặng nề khi Hồng quân Liên Xô mở thêm một chiến trường thứ hai tại Bắc Phi
  • Tháng 5/1943: Phát xít Đức bị đẩy toàn bộ ra khỏi lãnh thổ châu Phi

 

Tại chiến trường châu Á – Thái Bình Dương

  • Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra tại đất liền và biển
  • Quân Đồng Minh (Anh, Trung Quốc, Ấn Độ) đụng độ quân đội Nhật tại đất liền. Trong khi trên biển, quân Đồng Minh bảo vệ Úc cùng các quốc gia lân cận khi giành giật từng hòn đảo với Nhật
  • 7/8, quân Nhật bị đánh bại sau khi phe Đồng Minh phản công lại bằng chiến dịch Guadalcanal
  • 9/3/1945, Nhật đảo chính và lật đổ chế độ Pháp ở Đông Dương, phe Đồng Minh giành lại được Myanmar
  • Ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima xuống Nhật Bản khiến hơn 90000 người thiệt mạng. Đây được đánh giá là cuộc bùng nổ của thế chiến đẫm máu nhất trên lãnh thổ nước Nhật
  • Ngày 28/8 hồng quân Liên Xô giành được thắng lợi sau khi đối kháng với Nhật
  • Ngày 2/9/1945, Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phe Trục trong cuộc chiến thế giới thứ 2.

>> Đọc thêm: Lịch sử chiến tranh thế giới thứ nhất

 

Khung cảnh thảm khốc của cuộc chiến tranht hế giới thứ hai
Khung cảnh thảm khốc của cuộc chiến tranht hế giới thứ hai

3. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

 

– Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 là vô cùng nặng nề, gây nên những hậu quả khủng khiếp và nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia trên thế giới.

– Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đã lôi kéo hơn 1700 triệu người tham gia, trong tổng số hơn 60 triệu người thiết mạng thì có đến hơn nửa là dân thường.

– Các thiệt hại được đo lường gấp 10 lần so với Thế chiến thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong hơn 1000 năm trước đó cộng lại

– Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc hoàn toàn với sự thất bại của các nước Đức – Ý – Nhật. Kéo theo việc hàng chục triệu người dân châu Á bị mất nhà cửa, ảnh hưởng nặng nề đến cả kinh tế, chính trị, đời sống nhân dân và hậu quả để khắc phục cuộc chiến này kéo dài đến mấy chục năm

4. Bài tập củng cố kiến thức về chiến tranh thế giới thứ 2

 

Câu 1: Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 từ 1/9/1939 đến trước ngày 22/6/1942 mang tính chất

  1. đế quốc, xâm lược, phi nghĩa
  2. xâm lược, phi nghĩa
  3. đế quốc, phi nghĩa
  4. phi nghĩa với các nước phát xít và chính nghĩa với các nước tư bản dân chủ

Câu 2: Lý do chính phủ các nước Anh, Pháp, Mỹ lại nhượng bộ các lực lượng phát xít?

  1. Liên minh với các nước phát xít vì sợ họ tấn công nước mình
  2. Lo sợ sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô
  3. Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình
  4. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Câu 3: Vì sao chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc lại tạo cơ hội để các dân tộc thuộc địa đứng lên giành độc lập?

  1. Do sự giúp đỡ của Liên Xô
  2. Do sự phát triển gay gắt các dân tộc
  3. Do sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và vô sản thuộc địa
  4. Do kẻ thù của các dân tộc thuộc địa bị tiêu diệt

Câu 4: Kế hoạch mà quân Đức sử dụng để tấn công Liên Xô là gì?

  1. Kế hoạch đánh lâu dài, bền bỉ
  2. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận
  3. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán
  4. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh

Câu 5: Trong những năm 30 của thế kỷ XX, “Trục” được hình thành từ các nước nào?

  1. Đức, Áo – Hung
  2. Đức, Nhật, Italia
  3. Italia, Áo, Hungary
  4. Mỹ, Anh, Liên Xô

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các dạng bài tập liên quan đến chủ đề chiến tranh thế giới thứ 2 tại đây

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho toàn thể nhân loại. Mong rằng với những thông tin mà Học Thông Minh chia sẻ, các bạn đã nắm vững những cột mốc đáng nhớ của cuộc chiến đẫm máu và hoàn thành tốt nhất mọi dạng câu hỏi liên quan đến chủ đề này. Bên cạnh đó đừng bỏ lỡ bất cứ dạng bài luyện thi trắc nghiệm online nào mà chúng mình cung cấp để có được kết quả học tập tốt nhất nhé.