Để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử thi THPT quốc gia 2023, ngoài việc ôn tập và chuẩn bị thật kỹ, các bạn học sinh cũng nên xây dựng cho mình những chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Sử để có thể đạt điểm cao nhất cho kỳ thi sắp tới. Bởi vì lí do này, Học Thông Minh đã tổng hợp những phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Cùng điểm xem đó là những cách gì và thực hiện như thế nào nha!

chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn sử
tổng hợp chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn sử

1. Sơ lược về môn Sử thi THPT Quốc gia 2023 

Từ các đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, ta có thể thấy rằng nội dung thi môn Lịch Sử được chia đều cho các phần trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Số lượng kiến thức được phân bổ như sau:

  • 24 câu hỏi đầu (60%): Mức nhận biết – thông hiểu 
  • 16 câu hỏi sau (40%): Mức vận dụng – vận dụng cao 

Tuy nhiên, những câu hỏi vận dụng cao chỉ chiếm khoảng 10%, tương đương với mức điểm 1/10. Do đó, một học sinh khá có thể đạt được mức điểm 9/10.  Nếu bạn chọn môn Sử là một trong những môn thuộc tổ hợp xét tuyển thi THPT Quốc gia, thì đây là một ưu điểm rất lớn so với các môn học khác như Toán, Vật Lý hay Hóa học. Vậy nên, hãy dành thời gian trang bị cho mình những kỹ năng ôn tập phù hợp nhất, Chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Sử để có thể ẵm gọn điểm cao nhé! 

 

2. 5 Chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Sử siêu đơn giản và hiệu quả 

 

2.1. Chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Sử số 1: Vận dụng công thức 5W Và 2H

Để học tốt môn Sử và được điểm cap, chắc chắn bạn phải hiểu bản chất của vấn đề thay vì học thuộc vẹt. Có một công thức để học bài khá nhanh mà không đòi hỏi yêu cầu bạn phải học thuộc quá nhiều, đó là công thức  5W và 2H. Trong đó, thí sinh sẽ trả lời lần lượt:

  • What – Sự kiện lịch sử gì đã diễn ra?,
  • When – Diễn ra khi nào?,
  • Where – Diễn ra ở đâu?,
  • Who – Gắn liền với nhân vật lịch sử nào?,
  • Why – Vì sao lại xảy ra?,
  • How: Thực hiện mục tiêu như thế nào?
  • How much: Tốn bao nhiêu thời gian/chi phí?

 

Theo phương pháp này, các em sẽ có thể dễ dàng nắm được trọng tâm trong chương trình học, nắm được các kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu những sự kiện cốt yêu về mặt thời gian, góc độ lịch sử và cả nhân vật lịch sử. 

 

Ưu điểm thứ 2 của phương pháp này là thí sinh có thể gợi ra kiến thức rất nhanh trong phòng thi. Thay vì cố gắng nhớ xem sự kiện này là thế nào, có những vấn đề gì thì các thông tin sẽ tự động bật ra trong đầu các em luôn. Các em chỉ có 1,25 phút cho một câu hỏi, sẽ thật khó khăn nếu như các em phải dành quá nhiều thời gian cho 1 câu hỏi. 

>> Đọc thêm: Sai lầm thường gặp khi ôn thi môn Sử

chiến thuật làm bài môn sử 5w 2h
Chiến thuật làm bài môn sử 5W 2H

2.2. Chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Sử số 2: Lập sơ đồ tư duy từ khóa

Chắc các em đã quen với hình thức lập sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy dạng cây, dạng nhánh thường được sử dụng để tóm tắt nội dung bài học nhanh chóng, theo trật tự và tính liên quan đến nhau. Khi lập sơ đồ tư duy, ta thường đi từ những ý lớn tới các nhánh nhỏ nhất. 

 

Tuy nhiên, sơ đồ tư duy từ khóa là là chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Sử khác hơn một chút. Học sinh sẽ cần đọc kỹ câu hỏi, sau đó xác định từ khóa chính của câu. Em có thể khoanh tròn từ khóa nếu cần. Sau đó vạch ra toàn bộ những gì các em nhớ về từ khóa chính. Đáp án sẽ được thể hiện ngay trước mắt các em đó! 

 

Chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Sử này cũng hỗ trợ các em khá tốt trong trường hợp không thể nhớ rõ đáp án đúng là gì. Thay vì chọn bừa, phủ xanh đất trống, các em hãy sử dụng phương pháp này để loại trừ dần nha! Tham khảo thêm một số mẹo khoanh trắc nghiệm sử hiệu quả để tăng điểm nhé!

 

2.3. Một số chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Sử đạt điểm cao khác 

Thứ nhất, dễ làm trước – khó làm sau:  Các em cần rèn luyện khả năng suy luận và giải quyết nhanh chóng. Không nhất thiết phải làm theo trình tự hay số thứ tự của câu hỏi. Câu hỏi nào cảm thấy đơn giản, em nên làm trước để tiết kiệm thời gian. 

 

 Thứ 2, tìm thấy “từ khoá” của câu hỏi: Cách xác định “từ khoá” (điểm nhấn) của những câu hỏi về lịch sử có đáp án. Bình tĩnh một chút, em sẽ có thể giải quyết câu hỏi rất nhanh mà không sợ sai hoặc nhầm kiến thức. 

 

 Thứ 3, dùng phương pháp loại trừ: Trong trường hợp em không biết chính xác hay không chắc về kết quả thì phải hết sức bình tĩnh và đừng hoảng loạn! Thay vì chỉ nghĩ đến phương án đúng, em hãy thử tìm những phương án sai rồi cố loại bỏ càng nhiều phương án càng tốt. 

một số gợi ý chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm môn sử khác
Một số gợi ý chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm môn Sử khác

3. Một số câu hỏi thi môn Sử THPT Quốc gia 

 

Câu 1. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự chuyển biến như thế nào?

  1. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh.
  2. Từ hợp tác với nhau trong chiến tranh chuyển sang đối đầu.
  3. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
  4. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.

 

Câu 2.Nhân vật tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX là

  1. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
  2. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế.
  3. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
  4. Thái Phiên, Trần Cao Vân.

 

Câu 3.Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

  1. Quốc hội khoá I (2/3/1946) chủ trương cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội.
  2. Hiệp ước Hoa-Pháp (28/2/1946).
  3. Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp (6/3/1946).
  4. Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946).

 

Câu 4.Nội dung nào dưới đây là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

  1. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.
  2. Nhiều đảng phái ra đời.
  3. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.
  4. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị.

 

Câu 5.Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 là:

  1. Là chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần CHLB Đức, gấp 3 lần của Mĩ.
  2. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ của thế giới.
  3. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
  4. Là chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần CHDC Đức, gấp 3 lần của Mĩ.

 

Câu 6.Mâu thuẫn chủ yếu hàng đầu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là :

  1. Giữa nông dân với địa chủ.
  2. Giữa công nhân với tư sản.
  3. Giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp.
  4. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.

 

Câu 7.Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ờ châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II là:

  1. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
  2. Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.
  3. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
  4. Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.

 

Câu 8. Nội dung nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?

  1. Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia.
  2. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
  3. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.
  4. Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương.

 

Câu 9.Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau chiến tranh?

  1. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
  2. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ
  3. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945- 1947.
  4. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc.

 

Câu 10. “Cô Ba dũng sĩ quê ở………, chị Hai năm tấn quê ở…….. hai chị em trên hai trận tuyến anh hùng bất khuất – trung hậu đảm đang. Trang sử vàng chống Mỹ cứu nước, sáng ngời tên những cô gái Việt Nam”. Đó là những câu hát trong ca khúc “Hai chị em” của nhạc sĩ Hoàng Vân. Hãy chọn từ đúng điền vào dấu….. ?

  1. Cà Mau, Thái Bình.
  2. Trà Vinh, Thái Bình.
  3. Vĩnh Linh, Quảng Bình.
  4. Hậu Giang, Quảng Bình

 

Các em làm thêm các bài luyện thi trắc nghiệm online môn Sử tại đây.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về các chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Sử THPT Quốc gia mà Học Thông Minh muốn gửi tới các bạn. Hy vọng bài viết này hữu ích cho các em để có thể tham khảo và tạo nên chiến thuật làm bài của mình. Nếu các em quan tâm tới việc luyện thi trắc nghiệm online, hãy đăng ký tài khoản và luyện tập cùng Học Thông Minh nhé!