Môn học Lịch sử luôn là môn học khiến các bạn học sinh sinh viên cảm thấy khó khăn trong quá trình học tập vì có quá nhiều thông tin cũng như có quá nhiều mốc thời gian khiến các bạn không thể ghi nhớ. Đặc biệt, khi môn Lịch Sử đã trở thành một trong những môn được sử dụng để xét tuyển Đại học và xét tốt nghiệp THPTQG, các bạn càng cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình học tập. Vậy có những mẹo khoanh trắc nghiệm sử nào giúp bạn đạt được điểm cao trong kì thi hay không? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây. 

1. Đối với nhóm học sinh chỉ cần qua liệt môn lịch sử

1.1. Chia nhóm

Bài thi lịch sử sẽ có 40 câu hỏi trong vòng 50 phút, bạn có thể chia thành 4 nhóm câu hỏi mỗi nhóm 10 câu hỏi. Việc chia nhóm này là hoàn toàn ngẫu nhiên, không có sự sắp xếp câu dễ hoặc câu khó nào. 

Lý do chia cả bài thi thành 4 nhóm câu hỏi vì đáp án gồm có 4 câu trả lời A B C D và mỗi nhóm câu hỏi tương ứng với 1 đáp án.

1.2. Khoanh trắc nghiệm

Sau khi đã chia nhỏ bài thi thành 4  nhóm bạn chỉ cần khoanh từ nhóm 1 đến nhóm 4 tương ứng với các đáp án A B C D. Với việc khoanh theo nhóm như này chắc chắn bạn sẽ đạt được mức điểm trên liệt như mong muốn.

Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn lịch sử
Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn lịch sử với hình thức trắc nghiệm

2. Đối với nhóm học sinh muốn đạt điểm cao môn lịch sử

Những mẹo khoanh trắc nghiệm sử này áp dụng cho các bạn đã đạt được mức điểm nhất định và muốn nâng điểm lên đúng như mong muốn. Một số cách học môn sử hiệu quả giúp bạn tối ưu hoá mức điểm của bản thân đặc biệt là trong những kỳ thi quan trọng. 

2.1. Phân bổ thời gian đủ 40 câu trong 50 phút 

Trước tiên để đảm bảo nắm chắc điểm của các câu dễ trong tay, bạn cần phân bổ thời gian một cách hợp lý. Các bạn cần nhóm các câu hỏi theo thứ tự từ dễ đến khó và thực hiện những câu hỏi dễ trước. Sau đó mới thực hiện những câu dễ. 

Để kiểm soát thời gian dễ nhất bạn cần có chiếc đồng hồ nhỏ bên cạnh trong lúc làm bài thi, theo dõi đồng hồ liên tục để cập nhật thời gian còn lại của bài thi. 

Hãy nhớ rằng câu dễ hay câu khó đều mang đến cho bạn mức điểm như nhau là 0.25 điểm vì vậy hãy chia thời gian một cách hợp lý để không bị mất điểm đáng tiếc nhé. 

phân bổ thời gian làm trắc nghiệm lịch sử
Phân bổ thời gian làm trắc nghiệm lịch sử

2.2. Nguyên tắc dễ làm trước khó làm sau

Nguyên tắc thứ hai cho bạn muốn nâng điểm của mình mà vẫn tiết kiệm thời gian đó chính là dễ làm trước khó làm sau. Vì câu hỏi trong đề được trộn lên một cách ngẫu nhiên và không được sắp xếp theo mức độ dễ khó. 

Vì vậy, trước khi làm bài hãy đọc qua một lượt toàn bộ đề thi, xác định câu hỏi tương ứng với mức độ dễ khó và thực hiện theo thứ tự. Các em có thể ghi nhớ những cách học thuộc nhanh môn sử để xác định xem câu nào dễ làm trước, khó làm sau

Đặc biệt với câu hỏi của môn Lịch sử, sẽ có những câu về nội dung hoặc những câu mốc thời gian xảy ra sự kiện, bạn có thể chọn những câu hỏi về mốc thời gian nếu bạn có ưu thế về việc ghi nhớ những con số hoặc ngược lại. 

2.3. Sử dụng phương pháp loại trừ những đáp án sai

Với những câu bạn băn khoăn không biết nên đâu là đáp án đúng nhất, thay vì sử dụng cách chọn đáp án đúng bạn có thể sử dụng cách loại trừ dần những đáp án sai. Cách này phù hợp với bài thi trắc nghiệm đòi hỏi người học phải biết tư duy, xâu chuỗi và kết nối các vấn đề. 

Vì vậy, nếu như bạn đã đọc cả 4 câu trả lời nhưng vẫn chưa chọn ra được đáp án đúng nhất, hãy đọc thật kỹ từng câu chữ trong câu trả lời và dùng phương pháp loại trừ

Đặc biệt với những câu hỏi có câu trả lời gần như giống nhau bạn có thể dùng phương pháp này để loại trừ dần.

sử dụng phương pháp loại trừ để làm trắc nghiệm môn sử
sử dụng phương pháp loại trừ để làm trắc nghiệm môn sử

2.4. Không bỏ sót câu hỏi

Một trong những lợi thế của bài thi trắc nghiệm là bạn có thể đoán câu trả lời và nếu may mắn đó có thể là đáp án đúng. Vì vậy, nguyên tắc bạn bắt buộc phải thực hiện trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm đó chính là không được bỏ sót bất cứ câu hỏi nào. 

Nếu bạn cảm thấy vẫn còn câu hỏi khiến mình hoang mang, bạn có thể chọn đáp án có khả năng đúng cao nhất hoặc khoanh theo cảm tính. Có thể đó sẽ là câu trả lời đúng. 

Một số mẹo khoanh lụi đáp án của các bạn học sinh cho bạn tham khảo như: khoanh đáp án ngắn nhất trong những đáp án dài, khoanh đáp án dài nhất trong những đáp án ngắn…

Để nắm vững môn lịch sử THPT các em có thể học môn lịch sử lớp 11 tại Học Thông Minh bao gồm các kiến thức trong chương trình học mới nhất và các đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch Sử 11 giúp các em dễ dàng học tập hơn.

2.5. Giữ tâm lý thoải mái trong phòng thi

Tâm lý thoải mái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bài làm, đừng vì 1 đến 2 câu hỏi khó khiến bạn mất tập trung cũng như không bình tĩnh trong quá trình làm bài. 

Một tips cho các bạn thoải mái nhất trong phòng thi đó chính là hãy nghĩ điểm số của các câu hỏi là như nhau vì vậy đừng bỏ ra quá nhiều tâm huyết cho 1 câu mà ảnh hưởng đến phần bài làm phía sau. 

Vào những ngày thời tiết nóng nực, hãy chuẩn bị một chai nước lọc bên cạnh để giúp bạn lấy lại tinh thần trong khi làm bài nhé. 

Cuối cùng, để có thể đối phó với những tình huống bất ngờ, bạn nên đến sớm ít nhất 30 phút trước giờ thi để chuẩn bị mọi thứ thật ngăn nắp và đầy đủ. Việc chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng cũng là yếu tố giúp bạn thoải mái và bình tĩnh trong giờ thi.  

2.6. Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm

Nhiều bạn vẫn giữ thói quen khi thi tự luận đó chính là làm bài xong lúc nào nộp bài lúc đấy. Tuy nhiên, với bài thi trắc nghiệm bạn không được rời khỏi phòng thi trong suổt thời gian làm bài. 

Vì bài làm của bạn gồm có 2 phiếu và khi hết giờ cần nộp lại phiếu đáp án cho giám thị và khi tên, nên bạn chỉ được rời khỏi phòng khi cán bộ đã kiểm đủ số phiếu và ký tên mới được ra về. 

Cuối cùng, vì là hình thức thi trắc nghiệm nên kiến thức sẽ được chia nhỏ và trải dài hết tất cả các phần nên bạn nên tận dụng tối đa thời gian thay vì làm quá nhanh và ra khỏi phòng sớm. 

Các em có thể tham khảo đề thi THPT Quốc Gia môn Sử của Học Thông Minh để có thể luyện tập, nâng cao kiến thức đềsẵn sàng cho kì thi đại học sắp tới.

không rời phòng thi khi làm trắc nghiệm sử
không rời phòng thi khi làm trắc nghiệm sử

2.7. Tự trả lời trước đọc đáp án sau

Các bạn thường có thói quen đọc câu hỏi sau đó đọc hết đáp án một lượt rồi chọn đáp án đúng. Đã bao giờ bạn tự trả lời rồi mới chọn đáp án sau? Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều và tránh nhầm lẫn với những đáp án gây nhiễu bên cạnh. 

Đặc biệt với môn xã hội như Lịch sử, Địa lý có thường có đáp án “na ná” nhau và gây “rối não” người làm. 

Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những câu thuộc phần kiến thức đã học và người làm tự tin về câu trả lời. Nếu bạn còn chưa chắc chắn về kiến thức, hãy thử những cách khác trong đây nhé.

Xem thêm: Học khối d làm nghề gì?

2.8. Xác định từ khóa của câu hỏi

Cách cuối cùng để các bạn xác định câu trả lời đúng nhất đó chính là khoanh tròn từ khoá của câu hỏi. Phần từ khóa trong câu nhắc nhở bạn phần nội dung cần có trong câu trả lời để người làm không bị nhầm lẫn giữa các đáp án gây nhiễu. 

Bên cạnh đó, trong bài thi trắc nghiệm có thể có những câu hỏi thuộc một sự kiện, một sự mốc thời gian nào đó, việc gạch chân từ khoá của câu hỏi có thể kết nối các câu hỏi với nhau và đối chiếu đáp án. 

Trên đây là một vài mẹo khoanh trắc nghiệm sử, nếu bạn vẫn đang băn khoăn về bài thi Lịch sử và thấy không tự tin vào bản thân, tham khảo ngay những cách làm trên nhé.