Kiến thức về nền nông nghiệp Việt Nam là nội dung chắc chắn sẽ có mặt tại đề thi THPT quốc gia sắp tới. Do đó muốn đạt được kết quả cao nhất thì các em phải nắm rõ toàn bộ thông tin cơ bản liên quan đến  chủ đề này. Sau đây Học Thông Minh sẽ giới thiệu cho các bạn học sinh những đặc điểm khái quát về nền nông nghiệp nước ta và các bước chuyển dịch quan trọng của nền kinh tế nông thôn.

Đặc điểm của nền nông nghiệp Việt Nam
Đặc điểm của nền nông nghiệp Việt Nam

1. Nền nông nghiệp nhiệt đới

 

1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giúp nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới

 

  • Đặc điểm nền nông nghiệp Việt Nam  là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam. Và theo chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
  • Sự phân hóa của đất trồng và các điều kiện địa hình cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau ở mỗi vùng miền.
  • Tại trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc phát triển
  • Thế mạnh ở vùng đồng bằng là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản 
  • Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng bởi đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta

1.2 Nước ta ngày càng hướng đến việc khai thác nền nông nghiệp nhiệt đới

 

  • Các tập đoàn cây, con được phân bố rải rác tại nhiều vùng sinh thái nông nghiệp
  • Cơ cấu của mùa vụ có nhiều tác động quan trọng đến nền nông nghiệp Việt Nam
  • Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản
  • Phát triển nông sản xuất khẩu như cà phê, gạo, cao su, hoa quả,…
Tìm hiểu về nền nông nghiệp nước ta
Tìm hiểu về nền nông nghiệp nước ta

1.3 Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa thúc đẩy hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới

 

Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa với các đặc điểm:

 

Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hóa
Mục đích Tự cung tự cấp, người sản xuất tập trung quan tâm nhiều đến sản lượng Mối quan tâm chính của người dân là thị trường, năng suất, lao động, lợi nhuận
Quy mô Nhỏ Lớn
Trang thiết bị Công cụ thủ công Áp dụng máy móc hiện đại
Hướng chuyên môn hóa Mô hình sản xuất nhỏ, manh mún, đa canh Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa và liên kết công – nông nghiệp
Hiệu quả Năng suất lao động thấp Năng suất lao động cao
Phân bố Điều kiện của những vùng sản xuất nông nghiệp còn khó khăn Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, thuận lợi về giao thông, gần các thành phố lớn

>> Đọc thêm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay

2. Kinh tế nông thôn Việt Nam đang có bước chuyển dịch rõ rệt

 

2.1 Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của nền kinh tế nông thôn

 

  • Khu vực kinh tế nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản
  • Những hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền nông nghiệp Việt Nam

2.2 Những thành phần của nền kinh tế nông thôn

 

  • Các doanh nghiệp – lâm nghiệp và thủy sản
  • Hợp tác xã nông nghiệp – lâm nghiệp và thủy sản
  • Kinh tế hộ gia đình
  • Kinh tế trang trại

2.3 Việc chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa đang dần được chú trọng

 

Trong nền nông nghiệp, việc sản xuất hàng hóa thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh chuyên môn hóa, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến và hướng đến xuất khẩu

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn được thể hiện ở:

  • Các thành phần tạo nên cơ cấu đang dần thay đổi tỉ trọng
  • Các sản phẩm chính trong nông – lâm – thủy sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác
nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch rõ rệt
Nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch rõ rệt

>>Đọc thêm:Phương pháp ôn thi THPT quốc gia môn Địa

3. Bài tập củng cố kiến thức

 

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp cổ truyền

A. Người sản xuất quan tâm nhiều đến yếu tố lợi nhuận

B. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

C. Năng suất lao động thấp

D. Sản xuất theo cơ chế tự cung tự cấp, đa canh là chính

 

Câu 2: Nền nông nghiệp hàng hóa có đặc trưng là:

A. Người nông dân quan tâm nhiều đến yếu tố sản lượng

B. Người nông dân chỉ quan tâm đến diện tích đất canh tác

C. Người dân sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất

D. Người nông dân quan tâm nhiều đến thị trường tiêu thụ

 

Câu 3: Nhân tố chính tạo nên sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi là

A. khí hậu

B. địa hình

C. nguồn nước

D. đất đai

 

Câu 4: Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ

A. hè thu

B. đông xuân

C. đông

D. mùa

 

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

A. Khai thác hiệu quả tính mùa vụ

B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn

C. Khắc phục hiệu quả tính bấp bênh trong sản xuất

D. Có nhiều thay đổi quan trọng trong cơ cấu mùa vụ

 

Ngoài những câu hỏi trắc nghiệm trên, các em có thể làm thêm các dạng đề về chủ đề nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay tại đây.

Như vậy Học Thông Minh đã cung cấp cho các bạn toàn bộ tài liệu về nền nông nghiệp Việt Nam. Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12 nhé. Để giúp các em có thêm nhiều tài liệu hơn nữa, hãy tham khảo và ôn tập thêm các dạng luyện thi trắc nghiệm online để không bỏ lỡ bất cứ phần nội dung quan trọng nào nhé.