Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Địa lý 12, và có khả năng xuất hiện trong bài thi tốt nghiệp THPT. Do đó, các em học sinh cần trang bị tốt, đầy đủ các kiến thức về chủ đề này. Cùng Học Thông Minh tìm hiểu ngay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay như thế nào nhé!

chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 

 

1.1. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế chung

Hiện nay, ngành kinh tế đang có xu hướng chuyển dịch theo khu vực như sau: 

  • Khu vực I (Nông – lâm – thủy sản) với tỉ trọng ngày càng giảm từ 38,7 – 21,0% (1990 – 2005)
  • Khu vực II (công nghệ và xây dựng) tăng tỉ trọng 22,7 – 41,0% (1990 -2005)
  • Khu vực III (Dịch vụ) tỉ trọng khá cao nhưng chưa được ổn định, giao động trong khoảng 38,6 – 38,0%

 

Đây là một trong những xu hướng chuyển dịch rất phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. 

 

1.2. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành

Trong nội bộ từng ngành, tùy theo cơ cấu từng ngành mà sẽ có sự chuyển dịch khác nhau, cụ thể như sau: 

Ở khu vực I: 

  • Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 83,4% xuống 71,5% (từ 1990 – 2005)
  • Tỉ trọng ngành thủy sản tăng tời 8,7% lên tới 24,8% (1990 – 2005)
  • Tỉ trọng ngành trồng trọt cũng có sự thay đổi như: Giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp (cây CN xuất khẩu, nguyên liệu CN và các loại cây có giá trị)

 

Ở khu vực II: Công nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư 

  • Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác giảm tỷ trọng 
  • Tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, giảm tý trọng các sản phẩm kém chất lượng, chất lượng kém hoặc trung bình 

 

Ở khu vực III: kết cấu các hạ tầng kinh tế và đô thị tăng trưởng cực nhanh

Nhiều loại dịch vụ mới đã ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

Từ đó, ta có thể thấy các ngành kinh tế đang phát triển cân đối, toàn diện và hiện đại phù hợp với xu hướng hòa nhập vào nền kinh tế chung trên thế giới. 

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Có rất nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế bao gồm nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới như: 

Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo, trụ cột trong nền kinh tế chung. Mọi ngành kinh tế then chốt, lĩnh vực kinh tế quan trọng vẫn đều dưới sự quản lý của Nhà nước. Khu vực kinh tế nhà nước có tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm.

 

Kinh tế tư nhân (ngoài nhà nước) có tỉ trọng kinh tế tăng so với trước đây. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt kê từ khi gia nhập WTO. 

 

Sự chuyển dịch thành phần kinh tế có ý nghĩa quan trọng, phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế, hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. 

 

>>Đọc thêm: cách vẽ bản đồ Việt Nam

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

Các vùng động lực phát triển kinh tế bao gồm đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long; các vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất được hình thành.

Mục tiêu của việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm phát huy, đẩy mạnh kinh tế, tăng cường cơ hội để hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước. 

Từ đó, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm với 03 khu vực: 

  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
  • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 
  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 
vùng trọng điểm kinh tế
vùng trọng điểm kinh tế

4. Bài tập ôn tập chủ đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế 

 

Câu 1: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm

  1. 1976  
  2. 1986
  3. 1991   
  4. 2000

 

Câu 2: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững

  1. Chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao
  2. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế
  3. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ
  4. Cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ

Câu 3: cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

  1. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng
  2. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ
  3. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
  4. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ

 

Câu 4: Trong những năm gần đây ngành đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là

  1. Công nghiệp      
  2. Dịch vụ
  3. Lâm nghiêp       
  4. Nông nghiệp

 

Câu 5: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đonạ 1990- 2005 là

  1. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh
  2. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu
  3. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vu đều phát triên ở trình độ cao
  4. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc

 

Để luyện tập thêm các bài tập Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Địa 12 tại đây

Nội dung địa lý chủ đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta đã được Học Thông Minh gửi tới các em. Hy vọng các em học sinh có thể nắm được lý thuyết nội dung bài và luyện tập thêm các nội dung trên nhé! Để làm thêm các bài luyện tập trắc nghiệm online môn Địa lý và biết các mẹo khoanh trắc nghiệm môn Địa và các môn học khác, các em đăng ký tài khoản và bắt đầu ngay hôm nay nhé!