Quang Dũng là nhà một trong số những nhà thơ có nhiều sáng tác xuất sắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp với hồn thơ đặc biệt lãng mạn, phóng khoáng và hào hoa. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm tiêu biểu, nổi bật trong đó có bài thơ Tây Tiến. Một trong số những yếu tố làm nên nét nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chính là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng . Nhờ hai nguồn cảm hứng như vậy mà Quang Dũng thành công trong việc xây dựng hình ảnh người lính lãng mạn mạn mà vẫn đậm chất bi tráng.
Đoàn quân Tây Tiến thành lập năm 1947 với nhiệm vụ là phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào bao gồm phần lớn là thanh niên Hà Nội. Làm đại đội trưởng ở đó đến cuối năm 1948 thì Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ về đơn vị cũ nên viết bài thơ này ở Phù Lưu chanh. Có lẽ chính vì vậy mà nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến, về những tháng ngày làm việc cùng với biết bao anh em khiến cho nhà thơ nuôi dưỡng cho mình trạng thái cảm xúc mãnh liệt trong những vần thơ và hình ảnh thơ trong bài.
Cảm hứng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt một tác phẩm thể hiện đồng thời suy nghĩ, tình cảm mãnh liệt của người viết từ đó nó trở thành một vũ khí vô hình tác động không nhẹ đến người đọc. Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến được thể hiện trong việc hướng tới những cái đẹp, những cái lạ, những cái khác thường trong cuộc sống hàng ngày hay tô đậm cái phi thường và ấn tượng mạnh mẽ về những cái phi thường. Còn cảm hứng bi tráng giúp người viết tái hiện những hình ảnh trong thực tế với những khó khăn và thách thức nhưng mọi thứ hiện lên vẫn không hề tầm thường, nhỏ bé. Cảm hứng lãng mạn và bi tráng luôn luôn song hành với nhau trong suốt bài thơ đan xen hòa quyện với nhau trong từng phần phần làm nên những nét đặc sắc rất riêng của Tây Tiến.
Cảm hứng lãng mạn trước hết được thể hiện qua những câu thơ miêu tả về thiên nhiên vùng núi Tây Bắc. Cảnh vật thiên nhiên trong nỗi nhớ của Quang Dũng là hiện thực cuộc sống đó là sự khắc nghiệt hoang sơ, dữ dội. Nhưng qua cách viết của tác giả thì trước thực tế như vậy, người lính vẫn luôn cảm nhận được sự thơ mộng của cảnh vật trong trạng thái lạc quan, yêu đời. Từ nỗi nhớ mở đầu về dòng sông Mã, nhà thơ nhớ về chặng đường hành quân. Trước tiên đó là hình ảnh màn sương dày đặc lạnh buốt che lấp mỗi bước đi của đoàn quân khiến cho họ trở nên mệt mỏi "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi". Hay đó là hình ảnh dốc núi quanh co, hiểm trở:
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống"
Bên cạnh việc sự thực khắc nghiệt của cuộc sống được tô đậm thì nhà thơ Quang Dũng cũng tái hiện lại những chi tiết hình ảnh mượt mà nhẹ nhàng và đầy màu sắc của trí tưởng tượng bay bổng. Đó là hình ảnh "Mường Lát hoa về trong đêm hơi". Đi qua địa danh Mường Lát vào ban đêm họ như thấy mùi hương hoa theo về, đi trong màn sương dày đặc lạnh buốt mà tưởng như trong một đêm hơi bồng bềnh, huyền ảo. Có lẽ chính sự tưởng tượng và cảm hứng lãng mạn đã tạo nên một chi tiết vô cùng thi vị và nên thơ dành cho người lính Tây Tiến. Không chỉ vậy nét thơ mộng của cảnh vật tiếp tục được tái hiện ở câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" câu thơ chỉ toàn thanh bằng khiến cho chúng ta cảm nhận được một cảm giác bình yên nhẹ nhàng và thoải mái. Chúng ta có thể hình dung ra một khung cảnh thơ mộng khi người lính sau một chặng đường vất vả vượt dốc cao có thể dừng chân bên trên dốc núi phóng tầm mắt nhìn ra xa để để ngắm nhìn một không gian mịt mù sương núi. Không dừng lại ở đó, vẫn dưới cái nhìn của một tâm hồn nhạy cảm, thiên nhiên Tây Bắc tiếp tục được tái hiện trong những vần thơ miêu tả cảnh sông nước:
"Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
Đây là cảnh thiên nhiên vào một buổi chiều ở Châu Mộc có sương giăng mắc bảng lảng, mơ hồ với dòng sông thi vị nên thơ và bến bờ hoang dại với cả những hồn lau. Trên nền thiên thiên này nổi bật lên hình ảnh con người, dáng đứng trên độc mộc. Đó là dáng đứng đẹp, khỏe khoắn, hùng dũng và hiên ngang của con người Tây Bắc. Những câu thơ trên cũng cho thấy sự đối lập giữa cái dữ dội của thiên nhiên (dòng nước lũ) với sự mềm mại tươi mát của hoa đong đưa. Những cánh hoa như có cảm xúc biết làm duyên làm dáng bên dòng nước... Chỉ bằng vài nét gợi tả Quang Dũng đã khắc họa được một bức tranh phong cảnh với vẻ đẹp huyền ảo, xa xăm và thơ mộng cho thiên nhiên Tây Bắc.
Không chỉ thiên nhiên, cảm hứng lãng mạn còn được thể hiện ở hình ảnh người lính Tây Tiến - những thanh niên của tuổi trẻ Hà thành đầy phong lưu, nhiệt huyết. Điều này thể hiện ở cách nhìn của người lính đối với thiên nhiên. Họ nhìn màn sương với cảm giác bồng bềnh: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi". Họ tếu táo vui, đùa trước độ cao của dốc núi qua hình ảnh "súng ngùi trời". Họ phóng tầm mắt mình ra xa để cảm nhận hơi ấm từ những ngôi nhà mịt mù trong sương: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Đặc biệt họ hòa mình vào đêm liên hoan nhộn nhịp, sống động với: "Khèn lên man điệu nàng e ấp /Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ". Có lẽ cảm hứng lãng mạn được thể hiện đậm nét nhất khi Quang Dũng tái hiện chân dung người lính Tây Tiến bằng những nét vẽ gân guốc, lạ hóa, phi thường "không mọc tóc", "xanh màu lá", "dữ oai hùm", "mắt trừng gửi mộng". Qua những chi tiết miêu tả ngoại hình kỳ lạ chúng ta thấy được vẻ kiêu hùng oai phong, lẫm liệt của những chiến sĩ can trường. Chính vẻ đẹp lãng mạn như vậy đã nâng đỡ người chiến sĩ vượt qua những khó khăn của thực tế nghiệt ngã. Qua đó chúng ta cũng cảm nhận được về tinh thần lạc quan của thế hệ thanh niên trong cuộc kháng chiến đến mà sự trở về là là một điều mong manh.
Song song với cảm hứng lãng mạn, cảm hứng bi tráng cũng làm nên vẻ đẹp của người lính Tây Tiến và sự thành công của bài thơ. Người lính Tây Tiến phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong thực tế. Đó có thể là hình ảnh sương dày đặc trên đường hành quân, cũng có thể là những lần vượt dốc lội suối với những hiểm nguy và tất nhiên cái chết cũng luôn cận kề. Những cơn sốt rét rừng hành hạ rồi nơi rừng thiêng nước độc không có thuốc đầy đủ khiến cho người lính "không mọc tóc", "xanh màu lá". Chính vì như vậy những nấm mồ vô danh nằm rải rác khắp mọi nơi lạnh lẽo:
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành".
Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến chính là nỗi đau, sự mất mát lớn đối với không chỉ tác giả mà với toàn dân tộc Việt Nam mọi thế hệ. Thế nhưng, qua ngòi bút của Quang Dũng, sự hi sinh ấy, cái bi ấy đã vơi bớt đau thương, không còn là bi lụy nữa mà trở thành hình tượng bi tráng – hình tượng những người con đất Việt dũng cảm, anh hùng. Sáng lên ở đoàn quân Tây Tiến là tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ, ở tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh " Chiến trường đi chẳng tiếc tuổi xanh". Quang dũng đã thật tài tình khi miêu tả cái chết của người lính trong chiếc áo bào "Áo bào thay chiếu anh về đất" để thể hiện cái tráng. Thật là một hình ảnh xúc động! Tấm áo người lính được gọi một cách trang tọng là "áo bào" – tấm chiến bào rực rỡ của các danh tướng ngày xưa ra trận. Cách nói trang tọng ấy đã giảm phần thê lương của cái chết. "Anh về đất" – Họ không chết mà chỉ đi tiếp con đường của tổ tiên để giữ vững non sông đất nước. Anh đang trở về với đất mẹ, với Tổ tiên khi đã hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc. Âm thanh miêu tả âm thanh của dòng sông Mã cũng là một cách để thể hiện cái tráng ở đây : "Sông Mã gầm lên khúc độc hành". Không giọt lệ rơi, không lời ai điếu, không loạt đạn tiễn đưa mà chỉ một tiếng gầm đã diễn tả đầy đủ nỗi đau dữ dằn thấm thía. Cái chết của người lính hoàn toàn không còn thê thảm, đau thương mà ngược lại, nó tráng lệ và cao đẹp vô cùng!
Có thể thấy, cảm hứng lãng mạn và bi tráng luôn đi liền với nhau trong suốt tác phẩm. Nhờ có hai nguồn cảm hứng như vậy mà Quang Dũng đã có thể tạc lên bức tượng đài bất tử về người lính trên nền thiên nhiên với nhiều màu sắc đẹp đẽ. Cả nội dung và nghệ thuật của bài thơ một lần nữa lại được in đậm.
Tóm lại, cảm hứng lãng mạn và bi tráng là hai cảm ứng độc đáo trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Chính nhờ hai nguồn cảm hứng như vậy mà Quang Dũng đã tạo nên một kiệt tác khiến cho người đọc có thể hình dung được về bức tượng đài mang tên người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp yêu đời lạc quan nhưng cũng đầy kiên cường trước những khó khăn thử thách của thực tế.