Đánh giá tư duy là bài thi được trường Đại học Bách Khoa sử dụng như một phương án tuyển sinh chủ đạo của tường trong khoảng 2 năm trở lại đây. Bất kỳ một thí sinh nào muốn bước chân vào giảng đường của Đại học Bách Khoa đều đã “nghe danh” bài thi này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh “ngơ ngác” Kỳ thi Đánh giá tư duy là gì? có cần thi Đánh giá tư duy không? Bài thi Đánh giá tư duy được tổ chức như thế nào? Cùng Học thông minh tìm hiểu ngay về bài thi này nhé! 

 

kỳ thi đánh giá tư duy là gì
Kỳ thi Đánh giá tư duy là gì?

1. Kỳ thi đánh giá tư duy là gì?

Được tổ chức từ năm 2020, Kỳ thi Đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những bài thi được sử dụng để đánh giá và tuyển chọn nhũng thành viên có đủ kỹ năng và kiến thức để trở thành một phần của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây là một trong những phương án tuyển sinh mới, được khá nhiều trường Đại học công nhận kết quả hiện nay để thực hiện nâng cao chất lượng tuyển sinh. 

Đồng thời, bài thi đánh giá tư duy được coi là một trong những cách tiếp cận trực tiếp tới mục tiêu giảm thiểu khoảng cách giữa Việt Nam với các quốc gia tiến bộ khác trên thế giới với cấu trúc bài thi tương tự như bài thi ACT và SAT. 

Kỳ thi Đánh gia tư duy của Đại học Bách Khoa 2023 dự kiến được 80 trường sử dụng kết quả xét tuyển Đại học, và phương án xét tuyển dựa vào bài thi Đánh giá tư duy chiếm tới khoảng 70% chỉ tiêu xét tuyển của trường. 

 

2. Đề thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa bao gồm những gì?

 

2.1. Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy ĐH Bách Khoa 

Theo công bố của trường Đại học Bách Khoa, bài thi Đánh giá tư duy gồm 3 phần thi chính là Tư duy toán học, Tư duy Đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề. 

So với năm 2022, Kỳ thi Đánh giá tư duy 2023 có nhiều điểm mới về cấu trúc. Thay vì có 2 phần thi bắt buộc và 1 phần thi tự chọn như năm ngoái, tới năm nay cả 3 phần thi đều là bắt buộc. Trường cũng đã giản lược phần bài thi tự luận, thay đổi thành 100% trắc nghiệm.

Thời gian làm bài cũng được rút ngắn từ 270 phút xuống chỉ còn 150 phút mà thôi. Điều này được cho là để tạo cơ hội cho các bạn thí sinh giảm bớt gánh nặng thi cử cũng như dễ dàng hơn trong quá trình chấm điểm và phân loại học sinh. 

Dưới đây là bảng chi tiết các phần thi, hình thức thi và điểm của từng phần trong bài thi Đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa:

Phần thi Hình thức làm bài Thời gian Điểm 
Tư duy Toán học Trắc nghiệm 60 40
Tư duy Đọc hiểu Trắc nghiệm 30 20
Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề Trắc nghiệm 60 40
Tổng  150 100

 

Bên cạnh đó, trường cũng thông báo sẽ tổ chức thi 100% trên máy tính trong 1 buổi thay vì thi trên giấy như trước đây. Và thí sinh được tham gia dự thi không giới hạn. 

 

2.2. Nội dung chi tiết các phần thi của thi Đánh giá Năng lực Đại học Bách Khoa

Phần Tư duy Toán học: Ở phần thi này, thí sinh cần nắm vững chương trình Toán lớp 11 và 12 với các nội dung quen thuộc trong chương trình học như: đại số, số học, hàm số, hình học và xác suất thống kê.

Phần Tư duy Đọc hiểu: Mục đích của bài thi này nhằm khai thác và đánh giá khả năng đọc hiểu và tư duy lập luận của học sinh thông qua các bài viết báo chí văn bản khoa học. 

Phần Tư duy Khoa học/giải quyết vấn đề: Ở phần thi này, các em chủ yếu phải là việc với các biểu đồ, sơ đồ, nghiên cứu. 

đánh giá tư duy
đa số nội dung của bài thi đánh giá tư duy liên quan đến các môn tự nhiên

2.3. Mức độ tư duy và cơ cấu phân bố câu hỏi của đề thi Đánh giá tư duy 

Bài thi Đánh giá tư duy có 3 mức độ là tái hiện, suy luận và tóm tắt. Chi tiết các mức độ được trường định nghĩa như sau: 

Mức độ 1: Tái hiện

Ở mức độ này, các em học sinh cần tái hiện được các kiến thức, kỹ năng cơ bản như tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại tên, ghép nối, so sánh,… 

Mức độ 2: Suy luận 

Tư duy suy luận được thể hiện ở những lập luận, phân tích có căn cứ được thể hiện dưới các hành động như: phân loại, so sánh, chứng minh, tổng hợp, vạn dụng, suy luận, giải thích. tóm tắt,…

Mức độ 3: Cao nhất

Thiết lập và đưa ra các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên sự vận dụng các quy trình như phân tích, đánh giá, phân loại, so sánh, lập luận hay kiểm tra giả thuyết,… 

Các em học sinh có thẻ tham khảo bảng phân bố mức độ theo thành phần thi dưới đây để nắm được các phần thi: 

 

Phần thi Mức độ 1 (%) Mức độ 2 (%) Mức độ 3 (%)
Tư duy Toán học 20-30 30-40 30-40
Tư duy Đọc hiểu 15-25 25-45 30-40
Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề 20-30 30-40 30-40
Tổng 20-30 30-40 30-40

 

>> Đọc thêm: Đại Học Bách Khoa Hà Nội thông báo điều chỉnh lại bài thi đánh giá tư duy

 

3. Vì sao cần thi Đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa?

 

3.1. Ưu điểm

Tiếp cận tới các bài thi quốc tế: Bài thi Đánh giá tư duy và bài thi đánh giá năng lực là những phương pháp giúp các bạn học sinh có thể hiểu hơn về cách tiến hành, cũng như nội dung thi các bài kiểm tra quốc tế. Hai bài thi trên được đánh giá là đúng quy trình và có nội dung gần giống với bài thi SAT và ACT. 

Phân hóa thí sinh: Bài thi Đánh giá tư duy mang lại hiệu quả cao trong công cuộc tiến hành đánh giá năng lực của từng thí sinh, qua đó nâng cao kết quả chọn lọc cũng như đầu vào cho các trường Đại học. 

Gia tăng cơ hội đỗ Đại học: Việc tham gia nhiều phương án tuyển sinh cũng làm gia tăng đáng kể khả năng đỗ vào nguyện vọng mong muốn thay vì chỉ trông chờ vào kết quả thi THPT Quốc gia như trước. Bên cạnh đó, trường còn không giới hạn lượt thi, vậy thì còn ngại gì mà không đăng ký tham gia? 

 

3.2. Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm đáng chú ý, tham gia quá nhiều phương án tuyển sinh cũng mang đến một số mặt thiếu tích cực. Một trong số đó là thí sinh phải chịu quá nhiều áp lực thi cử. Vì phải tham gia không chỉ một mà còn nhiều kỳ thi riêng, việc ôn tập để có đủ hành trang tham gia cũng rất khó khăn.

Một điều hiển nhiên, quá áp lực sẽ dẫn tới các vấn đề về tâm lý cho các học sinh. Các triệu chứng đảo lộn giờ giấc sinh hoạt do thức khuya học bài, mất ngủ, thiếu dưỡng chất,… đều la nhũng nguy cơ tiềm tàng gây ảnh hưởng xấu đến các bạn học sinh. 

Vì vậy, lời khuyên chúng mình muốn dành tới bạn đó là hãy tập trung và xác định tư tưởng từ những ngày đầu tiên, để biết rõ mình cần gì và thực hiện như thế nào. Nếu không, sẽ rất khó để chạy theo ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá tư duy cũng như các kỳ thi khác. 

đánh giá tư duy là gì
Tham quá nhiều kỳ thi riêng có thể dẫn tới áp lực thi cử

4. Những câu hỏi liên quan đến kỳ thi Đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thường gặp

 

4.1. Có bao nhiêu đợt thi đánh giá tư duy? 

Tùy vào mỗi năm mà trường Đại học Bách Khoa sẽ có số lượng đợt thi khác nhau. Năm 2023, kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 dự kiến sẽ tổ chức 3 đợt: đợt 1 tổ chức vào tháng 5-2023, đợt 2 vào tháng 6-2023, và đợt 3 tổ chức vào tháng 7-2023.

 

4.2. Đánh giá tư duy tổ chức ở đâu? 

  • Đợt 1 tổ chức vào tháng 5-2023 tại Hà Nội
  • Đợt 2 vào tháng 6-2023 tại Hà Nội 
  • Đợt 3 tổ chức vào tháng 7-2023 tại một số địa điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên

 

4.3. Cần đạt bao nhiêu điểm thi Đánh giá tư duy?

Đối với điểm thi đánh giá tư duy: đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 3 tổ hợp xét tuyển gồm K00 (đã tính quy đổi về thang điểm 30), K01 và K02 là 14 điểm.

 

Đó là toàn bộ những thông tin về bài thi Đánh giá Tư duy của Đại học Bách Khoa, “sàn đấu tri thức” chất lượng nhất hiện nay. Nếu bạn đang có kế hoạch tham gia kỳ thi trên, hãy đăng ký tham gia ngay nhé! Chúc bạn đạt được điểm cao trong kỳ thi này! Để nâng cao điểm số và cơ hội trúng tuyển, hãy ôn tập thật kỹ lưỡng nha. Nếu cần tìm một địa chỉ ôn tập toàn bộ chương trình kiến thức, hãy đăng ký tài khoản và ôn thi trắc nghiệm online Học Thông Minh ngay hôm nay!