Theo thông báo mới nhất của Đại học Bách Khoa Hà Nội, bài thi đánh giá tư duy của trường sẽ có sự điều chỉnh về cả về hình thức, nội dung và cấu trúc bài thi, áp dụng vào kỳ thi tính từ năm 2023. 

bài thi dgtd
Bài thi ĐGTD của Đại học Bách Khoa có sự thay đổi

Cụ thể, về mặt hình thức thi, thí sinh sẽ được làm bài thi với hình thức trắc nghiệm 100% trên máy tính, thay vì làm bài trên giấy và bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận như các năm trước. 

 

Về mặt thời gian, trường quyết định rút gọn từ 270 phút xuống còn 160 phút, giảm nhẹ thời gian làm bài, giúp các em có thể hoàn thành bài thi trong 1 buổi. 

 

Nội dung thi sẽ bao gồm 3 phần chính: Tư duy Toán học, Tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề. Cùng xem bảng dưới để biết rõ hơn về thời gian, hình thức thi và điểm tối đa cho các phần thi: 

 

Phần thi Hình thức thi Thời gian Điểm tối đa
Tư duy Toán học Trắc nghiệm 60 phút 40
Tư duy đọc hiểu  Trắc nghiệm 30 phút 20
Tư duy giải quyết vấn đề Trắc nghiệm 60 phút  40

 

Trong đó, phần thi Tư duy Toán học sẽ bao gồm kiến thức chương trình toán 11 và 12. Kiến thức chủ đạo của phần thi này bao gồm: Số học, Đại số, Hàm số, Hình học, Thống kê và xác suất. Thí sinh được yêu cầu phải có tư duy về mặt định lượng và áp dụng tính toán hoặc ghi nhớ và sử dụng thuần thục các công thức toán học.

 

Phần thi Tư duy đọc hiểu sẽ diễn ra theo hình thức trắc nghiệm trong vòng 30 phút. Ở phần thi này, thí sinh sẽ cần phải đọc hiểu một số văn bản khoa học và báo chí, sau đó hoàn thành các câu hỏi liên quan. Chủ đề chính của bài đọc hiểu bao gồm: Khoa học, Công Nghệ, Kinh tế, Kỹ thuật, Công nghiệp, Nông nghiệp, Tài chính, Ngân hàng, Y dược.  

 

Phần thi tư duy khoa học: Bài thi này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm với mục đích đo lường khả năng tính toán và giải thích được dữ liệu; đưa ra được cách giải quyết hợp lý với thông tin khoa học; thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm. Đề bài ở phần thi này đa số được truyền tải qua các định dạng: Biểu đồ dữ liệu (đồ thị, sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu hoặc quan điểm xung đột.

>> Đọc thêm: Kỳ thi Đánh giá tư duy là gì?

Theo ĐH Bách khoa HN, sự thay đổi về cấu trúc này được cho là mang lại nhiều lợi ích hơn cho các thí sinh với việc xóa bỏ tư duy theo tổ hợp Toán, Đọc hiểu, Khoa học Tự nhiên và Tiếng Anh. Bên cạnh đó, trường cũng cho rằng việc thay đổi này để phù hợp với chương trình giáo dục THPT mới của Bộ GD.