Với môn học Địa lý thì các bạn học sinh không thể bỏ qua kiến thức về biểu đồ địa lý. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách vẽ biểu đồ địa lý nhanh và chuẩn xác cho các bạn tham khảo.

Nếu như các bạn đã từng trải qua các đề thi thử môn địa hay đọc bản đồ atlat về các số liệu vùng thì chắc hẳn không còn xa lạ với các biểu đồ địa lý. Nếu như không nắm được kiến thức cũng như cách vẽ biểu đồ môn địa lý chuẩn xác thì việc sai sót hay nhầm lẫn là điều xảy ra nhiều. Để giúp các bạn thì bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách vẽ biểu đồ địa lý.

1. Cách vẽ biểu đồ địa lý với dạng biểu đồ hình tròn

Cách vẽ biểu đồ địa lý đầu tiên cần nhận biết dấu hiệu cũng như yêu cầu của dạng biểu đồ hình trọng. Thông thường, để nhận biết yêu cầu vẽ dạng biểu đồ hình tròn đó là những đề thi cần vẽ biểu đồ hình tròn sẽ có yêu cầu mô tả cơ cấu và thành phần, cùng với tỉ lệ các đơn vị đó có trong một tổng thể. Các biểu đồ dạng hình tròn là những biểu đồ có số ít năm nhưng chúng lại có nhiều loại thành phần trong đó.

Cách vẽ biểu đồ địa lý hình tròn
Cách vẽ biểu đồ địa lý hình tròn

Cách vẽ biểu đồ tròn địa lý:

Bước 1: Để thực hiện cách vẽ biểu đồ tròn địa lý thì các bạn phải xử lí phần số liệu đầu tiên rồi chuyển nó sang dạng % nhằm đồng nhất đơn vị cũng như để tính toán tỉ lệ chính xác nhất.

Bước 2: Xác định được vị trí, bán kính hình tròn mà các bạn cần vẽ, điều cần lưu ý chính là kích thước của hình tròn phải phù hợp với khổ giấy của bạn đang làm. Với một biểu đồ hình tròn sẽ có tỉ lệ 100% tương ứng với 360 độ thì như vậy cứ 1% chính là 3,6 độ.

Bước 3: Các bạn cần hoàn tất các thông số của biểu đồ, và lựa chọn các kí hiệu để thể hiện sao cho người đọc dễ hiểu nhất.

Có hai dạng biểu đồ tròn đó là biểu đồ có 1 hình tròn duy nhất và dạng biểu đồ tròn có nhiều hình tròn, kích thước khác nhau. Đối với mỗi loại biểu đồ thì người vẽ cần lưu ý để đạt được kết quả biểu đồ phù hợp.

Xem thêm : Cách học thuộc nhanh môn Địa

2. Cách vẽ biểu đồ địa lý với dạng biểu đồ miền

Điểm nhận dạng của biểu đồ miền đó là loại biểu đồ có “nhiều năm, ít thành phần”. Nó ngược lại so với biểu đồ tròn và loại biểu đồ này thường có hình vuông hoặc chữ nhật và cũng được chia thành nhiều miền khác nhau.

Cách vẽ biểu đồ miền trong môn địa lý:

Bước 1: Đối với cách vẽ biểu đồ địa lý dạng biểu đồ miền thì các bạn cần nhớ chúng có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong đó có các thành phần chia làm các miền khác nhau, và chúng chồng lên nhau. Mỗi miền đại diện cho một đối tượng cụ thể, đó là lý dạng biểu đồ này ít miền nhưng lại thể hiện nhiều năm.

Bước 2: Với các cột mốc thời gian của nó thường được chia ra ở hai bên. Chiều cao của biểu đồ thể hiện đơn vị mà biểu đồ muốn diễn tả còn chiều ngang là theo năm. Điều khó nhất khi thực hiện biểu đồ này là tỉ lệ của nó bởi ranh giới của các miền to hay nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ số mà nó thể hiện.

Bước 3: Hoàn thành dạng biểu đồ miền thì bạn chỉ cần điền số liệu tương ứng với vị trí nó được hiển thị trên từng miền.

Cách vẽ biểu đồ miền môn địa lý
Cách vẽ biểu đồ miền môn địa lý

Có 2 kiểu biểu đồ miền thường gặp đó là biểu đồ miền chồng nối tiếp nhau và biểu đồ chồng từ gốc tọa độ. Cả 2 kiểu này đều là biểu đồ chồng tức là nó sẽ có hình cột diễn tả lần lượt các giá trị chồng lên nhau và kích thước to hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào đơn vị được chỉ định sẵn trong đề bài.

3. Cách vẽ biểu đồ địa lý với dạng biểu đồ hình cột

Để biết cách vẽ biểu đồ địa lý với dạng hình cột trước tiên cần biết phân biệt được dạng biểu đồ này thể hiện quy mô khối lượng của một hay một số đối tượng địa lý. Và chúng dùng để so sánh về độ lớn tương quan giữa các đại lượng. Ví dụ như biểu đồ về diện tích của khu vực nào đó chúng ta thường thấy trên bản đồ atlat hoặc biểu đồ so sánh sản lượng của một số địa phương là so sánh dân số của địa phương đó.

Cách vẽ biểu đồ địa lý hình cột:

Bước 1: Đầu tiên bạn phải chọn tỉ lệ phù hợp để vẽ biểu đồ địa lý dạng cột và sau đó hãy kẻ hệ trục vuông góc với trục đứng nhằm thể hiện đơn vị các đại lượng và còn trục ngang sẽ thể hiện các năm của các đối tượng.

Bước 2: Tính toán độ cao của mỗi cột cho đúng tỉ lệ rồi sau đó thể hiện trên giấy. Tiếp đó hoàn thiện biểu đồ bằng cách ghi các số liệu tương ứng và các cột tiếp theo để vẽ kí hiệu.

Cách vẽ biểu đồ cột địa lý
Cách vẽ biểu đồ cột địa lý

Có bốn kiểu biểu đồ hình cột thường gặp đó là biểu đồ cột đơn, cột chồng, cột đơn gộp nhóm và biểu đồ thanh ngang. Thông thường các cột sẽ khác nhau về độ cao còn về chiều ngang chúng phải bằng nhau. Các biểu đồ cột địa lý sẽ hiển thị độ cao của cột tương ứng với các giá trị dữ liệu được gán cho nó.

4. Cách vẽ biểu đồ địa lý với dạng biểu đồ đường

Cách nhận biết vẽ biểu đồ địa lý đường đó là thường chúng sẽ thể hiện sự thay đổi đại lượng địa lý khi có số năm nhiều và thay đổi liên tục. Nó biểu hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lý có cùng đơn vị hoặc khác.

Cách vẽ biểu đồ địa lý dạng đường:

Bước 1: Bạn cần kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (với trục đứng thể hiện độ lớn của một số các đối tượng như số lượng người, sản lượng, tỉ lệ %… còn trục ngang sẽ thể hiện thời gian.

Bước 2: Bạn phải xác định tỉ lệ thích hợp của cả 2 trục rồi căn cứ các số liệu của đề bài cũng như tỉ lệ đã xác định để tính toán, đánh giá dấu tọa độ các điểm mốc đó trên 2 trục. Lưu ý khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần để ý đến tỉ lệ chuẩn và thời điểm năm đầu tiên thể hiện trên trục đứng.

Bước 3: Điền các thông số còn lại cũng như các kí hiệu cần thiết để hoàn tất việc vẽ biểu đồ địa lý dạng đường.

Có 2 kiểu biểu đồ dạng đường thường gặp là loại có một hay nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối và loại thứ hai thể hiện điều tương tự nhưng theo giá trị tương đối.

Cách vẽ biểu đồ đường
Cách vẽ biểu đồ đường môn địa lý

Đối với biểu đồ dạng đường tương đối là loại biểu đồ có giá trị tăng liên tục, chúng thể hiện tốc độ tăng trưởng còn đối với loại biểu đồ tuyệt đối là chúng có số thống kế chính xác của dữ liệu theo từng năm.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần lưu ý mà Học Thông Minh đưa ra để thực hiện tốt cách vẽ biểu đồ địa lý mà các bạn học sinh nên chuẩn bị kỹ cho các kỳ thi. Các bạn hãy cố gắng rèn luyện cách vẽ biểu đồ địa lý thật nhuần nhuyễn để đạt được sự chuẩn xác của biểu đồ cũng như thời gian vẽ biểu đồ được nhanh gọn. Chúc các bạn thành công!