Bản đồ Atlat là tài liệu cực kỳ cần thiết trong môn học địa lý, đặc biệt đối với với chương trình học và thi của học sinh lớp 12. Các bạn học sinh hầu như đều phải dùng đến Atlat địa lý Việt Nam xuyên suốt trong các tiết học, lúc giải bài tập hoặc khi xử lý bài kiểm tra, thi học kỳ tại trường lớp.

Bởi lẽ đó, việc sử dụng atlat sao cho đúng và có hiệu quả là kỹ năng thực sự cần thiết với mỗi học sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách rèn luyện cho kỹ năng này. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình xem và đọc hiểu bản đồ atlat Việt Nam thì đừng lo, hãy đọc nội dung bài viết này.

1. Tìm hiểu về bố cục và cấu trúc của bản đồ Atlat

Trước khi học được cách đọc, sử dụng được bản đồ atlat địa lý Việt Nam, thì bạn nên tìm hiểu kỹ về bố cục và cấu trúc bản đồ.

bản đồ atlat việt nam
Bản đồ atlat việt nam

Bố cục Atlat được sắp xếp rất khoa học. Mỗi trang atlat là một bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê của nhiều chủ đề khác nhau mục đích nhằm hỗ trợ cho việc học tập và tra cứu môn Địa được thuận tiện. Để học giỏi môn Địa lý không thể bỏ qua việc sử dụng thành thạo bản đồ atlat địa lý Việt Nam.

Các đặc điểm nổi bật trong quyển bản đồ địa lý Việt Nam atlat như thế nào. Bản đồ Atlat mang những đặc điểm sau:

  •   Trang đầu atlat giới thiệu chung và hướng dẫn về hệ thống các ký hiệu cố định được áp dụng trong từng bản đồ.
  •   Các mẫu bản đồ tổng thể về: hành chính, kinh tế, dân tộc, địa chất khoáng sản, các nhóm đất chính, khí hậu, hệ thống sông ngòi, các miền tự nhiên, thế giới thực vật, động vật, v.v.
  •   Chiếm phần lớn trong đó là bản đồ kinh tế với những ngành nghề phổ biến: ngành công nghiệp trọng điểm, ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp và thủy sản, du lịch, thương mại.
  •   Kèm theo đó chính là bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm như: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
  •   Mỗi trang của biểu đồ đều bao gồm đủ tất cả các ký hiệu về yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, … cùng với biểu đồ, số liệu thống kê quan trọng và một số hình ảnh thực tế diễn tả hoạt động sản xuất, các hoạt động văn hóa đặc trưng,… tại các địa phương đó.

2. Cần nắm chắc hệ thống ký hiệu được chú thích trong phần chú thích của bản đồ atlat

Bản đồ atlat Việt Nam chứa một kho tàng ký hiệu phong phú. Mỗi bản đồ trong atlat địa lý đều có mục chú thích riêng cho các ký hiệu đó dưới những hình thức đa dạng, chẳng hạn như: màu sắc, hình vẽ, tỷ lệ bản đồ, … Chỉ khi người đọc đã nắm chắc ý nghĩa ký hiệu, thì mới có thể hiểu được các nội dung mà bản đồ đang thể hiện. 

Kí hiệu bản đồ atlat việt nam
Kí hiệu bản đồ atlat Việt Nam

Dưới đây là một vài lưu ý về hệ thống ký hiệu để giúp các bạn dễ dàng theo dõi cũng như phân tích bản đồ chuẩn xác:

  •   Tùy vào từng nội dung bản đồ mà việc sử dụng màu sắc có ý nghĩa riêng biệt
  •   Với bản đồ diễn tả về các nhóm đất, địa chất khoáng sản, thì màu sắc của các ký hiệu rõ ràng giúp phân loại nhóm đất và diễn tả tượng trưng tuổi các loại đá.
  •   Bản đồ thể hiện khí hậu thường bao gồm tập ký hiệu với nhiều màu sắc khác nhau, chúng tượng trưng cho sự thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa, với ký hiệu đường chuyển động sẽ minh họa cho hướng gió, và phương hướng các cơn bão, v.v.
  •   Và còn bản đồ các miền địa lý tự nhiên, thì màu sắc của ký hiệu lại dùng để thể hiện tính chất địa hình: chỗ địa hình nông hay sâu, cao hay thấp.

Xem thêm: Cách học thuộc nhanh môn Địa

3. Người học cần biết cách khai thác Atlat để trả lời câu hỏi

Theo các hướng dẫn sử dụng bản đồ Atlat địa lý Việt Nam, học sinh cần phân tích sáng tỏ yêu cầu đề bài.

Trước hết người học cần phải phân tích sáng tỏ yêu cầu của đề bài. Cụ thể, dựa trên nội dung của bài học và yêu cầu của các câu hỏi, các bạn phải xác định được rõ rõ vấn đề đang được nói tới là chủ đề gì, đòi hỏi người học phải trả lời được những yếu tố nào. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng nhận biết đúng trang bản đồ Atlat cần đọc.

Khai thác kiến thức từ atlat
Khai thác kiến thức từ atlat

Phạm vi khai thác bản đồ Atlat Việt Nam trong từng bài học, hay bài tập đều không giống nhau. Một số bài sẽ chỉ yêu cầu xem một trang Atlat đã có thể trả lời câu hỏi, một số khác lại đòi hỏi người học phải tổng hợp dữ liệu thông tin từ nguồn nhiều trang atlat để tìm hiểu nội dung cả bài.

4. Những điều cần chú ý khi dùng atlat

    • Liên hệ kiến thức bản thân để đánh giá, phân tích một đối tượng Địa Lý qua alat
    • Trong khi làm bài học sinh học sinh phải lựa chọn những kiến thức thích hợp theo từng loại câu trên các kiến thức đã có để trả lời
    • Chú ý đến việc phân tích các số liệu, biểu đồ, kí hiệu,… có trên atlat
    • Rèn luyện kỹ năng khi làm với atlat Địa lý Việt Nam, đây là thứ không thể thiếu khi học Địa lý

Hy vọng với những nguyên tắc hướng dẫn sử dụng bản đồ Atlat địa lý Việt Nam mà Học Thông Minh vừa chia sẻ, sẽ giúp các bạn học sinh vận dụng tốt bản đồ atlat trong chương trình học cũng như thi cử một cách hiệu quả nhất. Theo đó, giúp tăng kết quả học tập môn địa lý cho các bạn. Chúc các bạn thành công!