Địa lý 12: Lý thuyết các vùng kinh tế trọng điểm ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc nắm vững đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt đây là học phần kiến thức có khả năng xuất hiện trong chương trình thi THPT do đó các bạn học sinh cần đặc biệt lưu ý. Cùng Học Thông Minh tìm hiểu những kiến thức ngắn gọn và trọng tâm nhất về những vùng kinh tế trọng điểm nước ta qua thông tin bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Đặc điểm nhận dạng vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là vùng hội tụ đầy đủ các yếu tố phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước.
Đặc điểm:
- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, có sự thay đổi về ranh giới theo thời gian
- Hội tụ nhiều thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và đầu tư hấp dẫn
- Đạt được GDP lớn, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và hỗ trợ nhiều vùng khác
- Có cơ hội thu hút các ngành mới về công nghệ và dịch vụ

2. Quá trình hình thành và phát triển
2.1 Quá trình hình thành
-
- Hình thành vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 tại 3 vùng
- Quy mô diện tích có sự gia tăng đáng kể theo hướng tăng thêm của các tỉnh lân cận
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế
- Cơ cấu GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9% và tiếp tục gia tăng trong tương lai
- Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng
- Kim ngạch xuất khẩu đạt chỉ số 64,5%
>>Đọc thêm: Dịch chuyển cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay
3. Các vùng kinh tế trọng điểm nhất nước ta
3.1 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Quy mô:
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Diện tích: 15,3 nghìn km2
– Dân số: 13,7 triệu người
- Thế mạnh:
– Thuận lợi về vị trí địa lý
– Có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước. Cơ sở hạ tầng và giao thông ngày càng phát triển.
– Nguồn lao động dồi dào, đảm bảo chất lượng nhất cả nước
– Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước
– Các ngành thế mạnh như dịch vụ, công nghiệp phát triển sớm dựa trên thế mạnh sẵn có, cơ cấu ngành tương đối đa dạng
- Hạn chế: số người thất nghiệp còn cao, sức ép dân số tăng nhanh
- Mục tiêu phát triển:
– Về nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và chất lượng cao
– Ngành công nghiệp được chú trọng phát triển, mở rộng các khu công nghiệp tập trung, tạo sản phẩm có sức cạnh tranh và hạn chế ô nhiễm môi trường
– Tập trung phát triển song song các ngành thương mại và du lịch
– Vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm đang được giải quyết
– Vấn đề bảo vệ môi trường đất, nước và không khí ngày càng được chú trọng

3.2 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Quy mô (2006)
– Bao gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi
– Tổng diện tích: 28 nghìn km2
– Dân số: 6,3 triệu người
- Thế mạnh:
– Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, thông tin liên lạc của cả miền Trung và cả nước
– Vị trí chuyển tiếp từ vùng phía Bắc sang phía Nam, cửa ngõ thông ra biển và sân bay: Phú Bài, Đà Nẵng, cảng biển: Chân Mây, Đà Nẵng,…
– Có lợi thế về khai thác tài nguyên biển, rừng, khoáng sản
– Hạn chế về lực lượng lao động, cơ sở năng lượng và cơ sở hạ tầng
- Định hướng phát triển:
– Cơ cấu kinh tế được dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
– Các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường dần được hình thành và phát triển
– Phòng chống thiên tai, giải quyết vấn đề về nguồn lao động
>>Đọc thêm: 10 phương pháp ôn thi THPT quốc gia môn Địa
3.3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Quy mô (2006)
– Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành phố
– Diện tích đạt: 30, 6 nghìn km2
– Dân số: 15,2 triệu người
- Thế mạnh:
– Vị trí bản lề giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
– Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào: khí đốt, dầu mỏ,…
– Nguồn lao động, dân cư dồi dào, trình độ cao, có kinh nghiệm sản xuất
– Cơ sở vật chất kỹ thuật luôn đảm bảo sự tăng trưởng
– Có trung tâm phát triển năng động là TP HCM
– Tài nguyên biển là thế mạnh để khai thác tổng hợp
– Có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, tỷ lệ phát triển kinh tế dẫn đầu
- Mục tiêu phát triển:
– Ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao được chú trọng đầu tư
– Hình thành các khu công nghiệp tập trung thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước
– Giải quyết vấn đề về đô thị hóa cho người lao động
– Quan tâm hơn đến môi trường, nguồn nước và không khí

4. Bài tập củng cố kiến thức về các vùng kinh tế trọng điểm
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm?
- Có cơ cấu GDP lớn nhất cả nước
- Có ranh giới không thay đổi
- Hội tụ đầy đủ nhiều thế mạnh
- Phạm vi bao gồm nhiều tỉnh, thành phố
Câu 2: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có thế mạnh nổi bật nào?
- giàu khoáng sản
- nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao
- vị trí thuận lợi
- lịch sử khai thác lâu đời
Câu 3: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nổi bật với nguồn tài nguyên khoáng sản nào?
- dầu mỏ và khí đốt
- vàng và nước khoáng
- sắt và than đá
- than bùn và đá vôi
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
- tỷ trọng GDP thấp hơn so với cả nước
- tỷ trọng nông nghiệp trong GDP còn cao
- diện tích lớn nhất so với những vùng kinh tế trọng điểm khác
- tất cả các tỉnh thành thuộc miền Trung đều giáp với biển
Câu 5: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có điểm khác biệt gì?
- có sở hạ tầng tốt
- có cửa ngõ thông ra biển
- có nhiều ngành công nghiệp truyền thống
- trình độ của người lao động ngày càng tăng cao
Ngoài ra các bạn học sinh có thể luyện tập các dạng bài trắc nghiệm có liên quan đến các vùng kinh tế trọng điểm tại đây.
Vừa rồi là những kiến thức trọng tâm về các vùng kinh tế trọng điểm lớp 12 các bạn học sinh cần nắm vững để tránh bị mất điểm oan ở bài kiểm tra và bài thi sắp tới. Ngoài ra đừng bỏ lỡ bất cứ dạng luyện thi trắc nghiệm online nào mà chúng mình cung cấp để cải thiện điểm số ở tất cả các môn học trong chương trình THPT bạn nhé.