Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là một trong những đặc điểm cơ bản của thế giới kể từ năm 1950 cho đến hiện tại. Dấu hiệu, đặc trưng và sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng tiêu biểu này sẽ được Học Thông Minh giới thiệu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây. Các bạn học sinh cùng tham khảo ngay nhé!

cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

1. Khái niệm về cách mạng khoa học công nghệ hiện đại 

Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là sự hòa nhập, kết hợp thành một quá trình duy nhất những quá trình cách mạng trong khoa học, kỹ thuật, công nghệ và tác động mạnh đến công nghiệp. Trong đó quá trình cách mạng khoa học đi trước, giữ vai trò dẫn đường và quyết định các quá trình kỹ thuật, công nghệ, công nghiệp và do đó cũng có vai trò dẫn đường, quyết định định hướng, quy mô và tốc độ phát triển của sản xuất. 

Nghiên cứu khoa học được công nghiệp hóa, tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sản xuất biến thành nơi thực hiện thực tiễn những tri thức khoa học. Tri thức khoa học trở thành cơ sở lý luận cho sản xuất, quản lý và phát triển xã hội ở cấp độ vi mô, vĩ mô cho đến toàn cầu. Do đó mà tốc độ phát triển của công nghiệp, sản xuất và xã hội ngày càng phát triển với nhịp độ nhanh hơn.

 

2. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có những đặc trưng cơ bản nào?

Thế giới chúng ta đang sinh sống đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật lớn. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất được diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào năm 30 của cuối thế kỷ 18 và hoàn thành vào những năm 50 của đầu thế kỷ 20 với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa, thay thế lao động thủ công bằng lao động kết hợp máy móc. 

Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai được biết đến là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xuất hiện vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo nên sự thay đổi cho thế giới trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, chính trị của nước ta với những nội dung chủ yếu như sau.

  • Tự động hóa: Ngày càng nhiều máy tự động quá trình, máy công cụ điều khiển bằng số, robot được đưa vào sử dụng.
  • Năng lượng: Bên cạnh dạng năng lượng truyền thống (thủy điện, nhiệt điện) thì dạng năng lượng “sạch” như năng lượng mặt trời đang được đưa vào sử dụng rộng rãi.
  • Vật liệu mới: Chỉ chưa đầy 40 năm trở lại đây, các vật liệu mới đã xuất hiện với nhiều chủng loại phong phú và có tính chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên khó có được. Ví dụ như: vật liệu tổ hợp (composite), gốm zincôn hoặc các bua silic chịu nhiệt…
  • Công nghệ sinh học: Được ứng dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp, y tế, nông nghiệp, hóa chất, bảo vệ môi trường,…như công nghệ vi sinh, kỹ thuật, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào,…
  • Điện tử và tin học: Đây là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hấp dẫn đang được loài người vô cùng quan tâm, nhất là lĩnh vực máy tính diễn ra theo 4 hướng: nhỏ (vi tính), nhanh (máy siêu vi tính), máy tính có xử lý kiến thức (trí tuệ nhân tạo), máy tính nói từ xa (viễn tin học).

Từ nội dung trên, ta có thể thấy hai đặc điểm cách mạng khoa học công nghệ hiện đại:

Một là, khoa học đã thực hiện tốt vai trò của nó khi chính thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (gồm khoa học tự nhiên – kỹ thuật lẫn khoa học – xã hội, điển hình là khoa học kinh tế) được tạo ra bởi con người và thông qua con người đến lực lượng sản xuất. Nó đòi hỏi cần phải có chính sách đầu tư cho khoa học, kỹ thuật, công nghệ tương ứng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Hai là, thời gian phát minh mới ra đời để thay thế cho sự lỗi thời của phát minh cũ đang có xu hướng ngắn lại và phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống ngày càng được mở rộng. Theo đó đòi hỏi cần phải kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung.

cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
Đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

3. Các cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tiêu biểu

Tính đến thời điểm hiện tại nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng công nghiệp và phần lớn các nước trên thế giới đang trải qua cuộc cách mạng lần thứ ba. Trong khi đó một số nước phát triển đã bắt đầu triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0). Việc tìm hiểu rõ các đặc điểm của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và khả năng vận dụng của nó để phát triển kinh tế Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn.

 

3.1. Cuộc cách mạng lần thứ nhất

Cuộc cách mạng lần thứ nhất bắt đầu vào 30 năm cuối thế kỷ 18 ở nước Anh, sau đó lan ra khắp thế giới và kết thúc ở phương Tây vào khoảng giữa thế kỷ 19. Đặc điểm của cuộc cách mạng này là tập trung chủ yếu vào chuyên môn hóa sản xuất, với sự ra đời của máy móc, đã tạo ra mô hình tổ chức lao động bằng hệ thống máy móc với ba bộ phận (máy phát lực, máy truyền lực và máy công tác). 

Cùng với đó là sự ra đời của các nhà máy xí nghiệp với đa dạng quy mô và ngày càng to lớn. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc. Biểu trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chính là máy hơi nước. Đây được đánh giá là cuộc cách mạng to lớn nhất trong lịch sử của nhân loại.

 

3.2. Cuộc cách mạng lần thứ hai

Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ hai được diễn ra vào cuối thế kỷ 19, kết thúc vào cuối những năm 30 của thế kỷ 20 – thời điểm năng lực sản xuất bằng máy móc cơ khí đạt đến giới hạn. Điểm ấn tượng của cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai là dựa theo những phát minh ra động cơ đốt trong, nguồn năng lượng mới là dầu mỏ, khí đốt và các nguyên liệu thép, các hóa phẩm tổng hợp,…

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng này là việc sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và tự động hóa cục bộ trong sản xuất nhằm tạo ra những ngành sản xuất mới, và việc sử dụng các nguyên liệu kim loại và hợp kim mới mà trước kia chưa từng được sử dụng.

 

3.3. Cuộc cách mạng lần thứ ba

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ thập niên 40 của thế kỷ 20 cho đến nay, chia thành hai giai đoạn kế tiếp nhau:

  • Cách mạng khoa học kỹ thuật (từ đầu thập niên 40 đến giữa thập niên 70)
  • Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20 trở lại đây.

So với hai cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật có nội dung phong phú, đa dạng và rộng hơn rất nhiều. Đó là sự phát triển vượt bậc không những diễn ra trong các ngành khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hóa, Sinh học) mà còn thể hiện ở nhiều ngành khoa học kỹ thuật mới như: khoa học vũ trụ, điều khiển học, hình thành nên các kỹ thuật, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng mà các giai đoạn trước kia chưa từng có. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội với nội dung chủ yếu:

  • Sử dụng ngày càng nhiều máy móc tự động, công cụ điều khiển bằng số, rô bốt,…
  • Sử dụng năng lượng “sạch” thay cho năng lượng truyền thống như thủy điện, nhiệt điện
  • Phát minh thêm các vật liệu mới như composite, kim loại màu, gốm siêu dẫn, hóa phẩm tổng hợp,…
  • Ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp như: công nghệ vi sinh, nuôi cấy tế bào, công nghệ điện tử, tin học,…
cách mạng khoa học và công nghệ
cách mạng khoa học và công nghệ 4.0

3.4. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được diễn ra tại những quốc gia phát triển, ra đời trên cơ sở, nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có những điểm sáng như sau:

  • Siêu trí tuệ nhân tạo kết nối vạn vật thông qua Internet, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây,…
  • Công nghệ sinh học tập trung chủ yếu để tạo nên bước nhảy vọt về nông nghiệp, thủy sản, y dược, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường,…
  • Sự xuất hiện của robot thế hệ mới, máy in, vật liệu công nghệ nano, xe tự lái,…
  • Cuộc cách mạng 4.0 được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ, thay đổi ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Mặt khác nó cũng tạo ra thách thức lớn đối với các nền kinh tế về việc giảm đáng kể lao động phổ thông bị thay thế bởi robot thông minh. Từ đó ngày càng nhiều người bị thất nghiệp, gia tăng bất ổn về đời sống, chính trị, pháp luật,…

Tham khảo ngay các bài tập trắc nghiệm về cách mạng khoa học công nghệ tại đây nhé!

 

Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại chính là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của toàn bộ nhân loại trong thời đại mới. Mong rằng những thông tin hữu ích mà Học Thông Minh đưa ra sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng đang từng ngày đánh dấu bước chuyển mình cho toàn thể nhân loại này. Bên cạnh đó, để biết thêm các thông tin hữu ích về chương trình lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, cũng như củng cố kiến thức Lịch sử trong chương trình THPT, hãy đăng ký tài khoản và luyện thi trắc nghiệm online cùng Học Thông Minh nhé!