Văn học dân gian có ảnh hưởng sâu rộng như thế nào với văn học Việt Nam? Bắt nguồn từ chính nhân dân, lưu truyền từ đời này qua đời khác trong đời sống sinh hoạt, gắn liền với các giá trị tinh thần ấn tượng của người Việt, văn học dân gian là yếu tố quan trọng không thể tách rời của văn học Việt. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh có cái nhìn tổng quan nhất về kho tàng văn học dân gian Việt Nam. 

1. Khái niệm văn học dân gian 

Văn học dân gian là những tác phẩm văn học nổi bật được ghi nhận và phổ biến rộng rãi dưới hình thức truyền miệng. Văn học dân gian được tập thể sáng tạo, phục vụ đời sống sinh hoạt cộng đồng người Việt. 

Văn học dân gian khác với văn học trung đại là mang dấu ấn mạnh mẽ với nhiều thế hệ trẻ lớn lên từ chiếc nôi tre trong lời ru của bà của mẹ. Bức tranh về cuộc sống lao động, đời sống tinh thần của người Việt được thể hiện đặc sắc thông qua văn học dân gian.

Sự phong phú của văn học dân gian
Sự phong phú của văn học dân gian

Ngôn ngữ của tình yêu thương, hình ảnh cuộc sống lao động gắn bó với thiên nhiên,… là nguồn cảm hứng bất tận của văn học dân gian tới tận thời điểm hiện tại.

2. Đặc trưng của văn học dân gian

Sự phát triển mạnh mẽ với khối lượng tác phẩm đồ sộ của văn học dân gian dưới góc nhìn tổng quát nổi bật với 3 đặc trưng cơ bản của văn học dân gian lớn nhất là: tính nguyên hợp, tính tập thể, tính quần chúng. 

2.1. Tính nguyên hợp 

Văn học dân gian biểu hiện nhiều hình thức khác nhau của ý thức xã hội với hệ thống các thể loại đồ sộ. Có thể nói, văn học dân gian như một quyển bách khoa toàn thư mở về đời sống nhân dân từng thời kỳ. 

Tính nguyên hợp của văn học dân gian được phát huy qua các thời kỳ xã hội khi người dân chính là tác giả chính thể hiện sự sáng tạo vô tận cả về nội dung và hình thức. 

Tính nguyên hợp của văn học dân gian
Tính nguyên hợp của văn học dân gian

Văn học dân gian tồn tại dưới 3 hình thức chính: trong trí nhớ của dân gian, trong văn tự và thông qua diễn xướng. Trong đó, tồn tại thông qua diễn xướng là hình thức tồn tại chính thức, chính thống nhất. 

2.2. Tính tập thể

Văn học dân gian là sản phẩm sáng tạo của đông đảo người dân, quần chúng. Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm đều là sáng tác của người dân. Tính tập thể nổi bật nhất được thể hiện trong quá trình sử dụng tác phẩm. 

Văn học dân gian được sáng tạo bởi nhân dân
Văn học dân gian được sáng tạo bởi nhân dân

Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng của văn học dân gian đều được đám đông biết đến, được biểu diễn, thưởng thức, lưu truyền qua nhiều thế hệ. 

2.3. Tính quần chúng

Tính quần chúng của văn học dân gian được thể hiện ở sự lan tỏa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Những lời ru gắn liền với đời sống sinh hoạt, giá trị tinh thần đưa bé vào giấc ngủ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. 

Văn học dân gian không bao giờ xa rời quần chúng
Văn học dân gian không bao giờ xa rời quần chúng

Các bài dân ca, những nghi lễ, truyền thống, các tôn giáo, lễ hội,… là minh chứng rõ ràng nhất cho sự linh hoạt, đa dạng của văn học dân gian trong đời sống thường ngày. 

3. Các thể loại văn học dân gian

Bạn có biết văn học dân gian có bao nhiêu thể loại hay không? Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam phong phú và rộng lớn bạn nghĩ. Mỗi thể loại đều có cách thể hiện và tính chất riêng tạo nên các cảm nhận về nội dung khác nhau: 

  • Thần thoại: các tác phẩm tự sự kể về các vị thần, gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng khám phá, chinh phục vũ trụ rộng lớn của con người. 
  • Sử thi: các tác phẩm tự sự có quy mô lớn, với hình thức sử dụng ngôn ngữ hùng tráng, xây dựng các hình tượng nghệ thuật có sức ảnh hưởng sâu sắc, lý giải các biến cố trong cộng đồng người dân. 
  • Truyền thuyết: các tác phẩm tự sự về sự kiện, các nhân vật lịch sử thường có xu hướng lý tưởng hóa để thể hiện sự ngưỡng mộ, mong muốn, sự trân trọng của nhân dân với những nhân vật lịch sử. 
  • Truyện cổ tích: các tác phẩm tự sự dân gian có cốt truyện với nội dung thường kể về số phận con người trong xã hội qua đó bày tỏ thầm kín khát vọng của người dân lao động. 
  • Truyện ngụ ngôn: các tác phẩm tự sự dân gian ngắn nổi bật với các hình tượng ẩn dụ liên quan đến con người để lan tỏa các giá trị, kinh nghiệm sống lý tưởng. 
Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi
Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi
  • Truyện cười: các tác phẩm tự sự dân gian ngắn, súc tích với tác dụng gây cười bất ngờ, nhằm mục đích giải trí, lên án, phê phán một cách nhẹ nhàng, hóm hỉnh. 
  • Tục ngữ: các câu nói ngắn gọn. có nhịp, vần dễ thuộc, dễ nhớ thường được dùng trong giao tiếp hàng ngày. 
  • Câu đố: những câu đố có vần, nhịp bằng các hình ảnh ẩn dụ để khiến người nghe tò mò, tìm kiếm câu trả lời. Thể loại này thường cung cấp tri thức về đời sống một cách nhẹ nhàng. 
  • Ca dao: các tác phẩm thơ trữ tình, dân gian có thể kết hợp với âm nhạc để diễn giải thế giới nội tâm của con người. 
  • Vè: các tác phẩm tự sự dân gian bằng những từ ngữ mộc mạc về việc làng, việc nước có tính thời sự cao. 
  • Truyện thơ: các tác phẩm tự sự dưới hình thức thơ ca phản ánh số phận của người nông dân và khát vọng sinh sống trong một thế giới công bằng của lứa đôi. 
  • Chèo: kịch hát kết hợp với các yếu tố trữ tình để thể hiện sự ca ngợi, phê phán với các sự vật, sự việc trong xã hội. 

4. Vai trò của văn học dân gian

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ văn học dân gian là gì cũng như hệ thống thể loại văn học dân gian. Vai trò to lớn của văn học dân gian với văn học Việt Nam là không thể chối cãi:

4.1. Bách khoa toàn thư về đời sống các dân tộc

Văn học dân gian cung cấp khối lượng kiến thức đồ sộ từ tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Đây đều là tri thức được đúc kết từ thực tiễn và trình bày dưới ngôn ngữ nghệ thuật dễ thuộc, dễ nhớ nên có sức sống bền bỉ với thời gian. 

Văn học dân gian mở ra cái nhìn toàn cảnh
Văn học dân gian mở ra cái nhìn toàn cảnh về đời sống dân tộc Việt

Văn học dân gian thể hiện tư tưởng, quan điểm nhận thức, tình cảm của người dân nên mang những sắc mềm mại, ấn tượng, chân thực hơn hẳn với giai cấp thống trị cùng thời. 54 dân tộc anh em Việt Nam đều sở hữu kho tàng văn học dân gian riêng tạo nên kho tàng khổng lồ, muôn màu muôn vẻ. 

 

4.2. Giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người

Tinh thần lạc quan, các giá trị nhân đạo, tình yêu thương giống loài, sự đoàn kết, tinh thần đấu tranh bền bị không mệt mỏi, niềm tin tưởng mãnh liệt vào cái thiện, những điều tốt đẹp của cuộc sống chính là sức ảnh hưởng tích cực của văn học dân gian Việt. 

Văn học dân gian là bài giảng sâu sắc về đạo lý làm người
Văn học dân gian là bài giảng sâu sắc về đạo lý làm người

Văn học dân gian bồi đắp tâm hồn, hướng con người tới những phẩm chất tốt đẹp, thiện lương. 

4.3. Giá trị thẩm mỹ sâu sắc

Văn học dân gian được mài dũa, chau chuốt qua từng thời kỳ, mang đến những hình mẫu nghệ thuật ấn tượng, để lại những mẫu mực về nghệ thuật còn tồn tại đến tận ngày nay. 

Do đó, văn học dân gian là nguồn cảm hứng bất tận cho văn học trung đại, văn học hiện thực,… sau này. Sự phát triển của văn học dân gian cùng với văn học viết đã giúp Việt Nam sở hữu kho tàng văn học ấn tượng mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Hy vọng với bài viết của Học Thông Minh các bạn học sinh đã được có cái nhìn tổng quan về văn học dân gian Việt Nam.  Đây là chất liệu tốt nhất để các em học sinh sử dụng vào các bài phân tích, nghị luận văn học với những dẫn chứng phong phú nhất. Đăng ký tài khoản và Theo dõi Học Thông Minh để tìm hiểu những kiến thức mới nhất nhé.