Đề thi giữa HK2 môn Sinh lớp 12 năm học 2022-2023 (Đề 4)

17/02/2023

Cùng luyện tập làm đề thi giữa HK2 môn Sinh lớp 12 năm học 2022-2023 ngay bây giờ nhé!

Cùng Học Thông Minh làm ngay bộ đề kiểm tra giữa học kỳ 2 lớp 12 năm học 2022-2023 thôi! Toàn bộ nội dung đều được lựa chọn với nội nung chọn lọc, hữu ích, bám sát chương trình dạy và học trên lớp. Đề thi gồm có 30 câu hỏi với nội dung sau đây: 

Câu 1: Cho các phát biểu về nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu đúng? 
(1). Đột biến gen và di - nhập gen đều làm phong phú vốn gen cho quần thể. 
(2). Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể. 
(3). Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. 
(4). Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể. 
 A. 1     B. 2     C. 4     D. 3 


Câu 2: Trong quá trình hình thành loài khác khu, cách li địa lí có vai trò 
A.    hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc quần thể cùng loài. 
B.    làm biến đổi tần số alen theo những hướng khác nhau. 
C.    làm phát sinh alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể 
D.    hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc quần thể khác loài. 


Câu 3: Theo quan niệm hiện đại nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp? 
 A. Đột biến.     B. Giao phối không ngẫu nhiên. 
 C. Giao phối ngẫu nhiên.     D. Chọn lọc tự nhiên. 


Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A.    Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. 
B.    Khi sự cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. 
C.    Quá trình hình thành quần thể thích nghi chắc chắn dẫn đến hình thành loài mới. 
D.    Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. 


Câu 5: Khi nói về hóa thạch, kết luận nào sau đây không đúng? 
A.    Xác định tuổi hóa thạch bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch. 
B.    Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới 
C.    Dựa vào hóa thạch có thể xác định được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong sinh vật. 
D.    Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. 


Câu 6: Ba loài ếch khác nhau cùng sống trong 1 cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài này có tiếng kêu khác nhau. Đây là dạng cách li nào? 
 A. Cách li mùa vụ.     B. Cách li nơi ở.     C. Cách li cơ học.     D. Cách li tập tính. 


Câu 7: Đặc điểm nào sau đây đúng với tiến hóa lớn? 
 A. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.     B. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. 
 C. Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ. D. Hình thành các đơn vị phân loại dưới loài. 


Câu 8: Cặp cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương tự? 
 A. Cánh bướm và cánh chim.     B. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan. 
 C. Chân trước của mèo và cánh dơi.     D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. 


Câu 9: Loài vượn người có quan hệ họ hàng gần nhất với người? 
 A. Đười ươi.     B. Vượn.     C. Gorila.     D. Tinh tinh. 


Câu 10: Những điểm khác nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng minh 
A.    người và vượn người ngày nay có quan hệ rất thân thuộc.      
B.    quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống. 
C.    vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người.      
D.    người và vượn người ngày nay cùng tiến hoá theo một hướng. 


Câu 11: Cho các phát biểu về vai trò chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ, những phát biểu nào sau đây là đúng? 
(1). Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi. 
(2). Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu theo hướng xác định. 
(3). Chọn lọc chống alen trội làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh chóng. 
(4). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen quần thể. 
 A. (2),(3), (4).     B. (1), (2),(3).     C. (1), (2),(3), (4).     D. (3), (4). 


Câu 12: Quá trình hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa thường xảy ra ở đối tượng nào sau đây? 
 A. Phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.     B. Phổ biến động vật, ít gặp ở thực vật. 
 C. Chỉ gặp ở động vật bậc thấp.     D. Phổ biến ở động vật và thực vật. 


Câu 13: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là dạng cách li 
 A. sinh cảnh.     B. tập tính.     C. cơ học.     D. thời vụ. 


Câu 14: Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng 
 A. con đường tự đa bội hóa.     B. cách ly tập tính. 
 C. cách ly sinh sản.     D. con đường lai xa và đa bội hóa. 


Câu 15: Trong cùng một khu vực địa lí, các quần thể của loài có thể  gặp các điều kiện sinh thái khác nhau, chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng, dần dần dẫn đến cách li sinh sản rồi thành loài mới. Đây là phương thức hình thành loài mới bằng con đường 
 A. lai xa và đa bội hóa.     B. cách li sinh thái.     C. địa lí.     D. cách li tập tập tính. 


Câu 16: Nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể sinh vật? 
 A. Các yếu tố ngẫu nhiên     B. Giao phối không ngẫu nhiên. 
 C. Chọn lọc tự nhiên.     D. Di - nhập gen 


Câu 17: Theo quan niệm Đac- Uyn, động lực của chọn lọc tự nhiên là 
 A. tích lũy các biến dị có lợi.     B. đào thải các biến dị có hại. 
 C. nhu cầu thị hiếu của con người.     D. đấu tranh sinh tồn. 


Câu 18: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là 
 A. nguồn gen di nhập.     B. quá trình giao phối.     C. biến dị tổ hợp.     D. đột biến. 


Câu 19: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,2AA : 0,8Aa. Sau một thế hệ, cấu trúc di truyền của quần thể là 0,6AA: 0,4Aa.  Quần thể này đã chịu sự tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? 
 A. Chọn lọc tự nhiên.     B. Yếu tố ngẫu nhiên. 
 C. Đột biến gen.     D. Giao phối không ngẫu nhiên. 


Câu 20: “Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào”  là nội dung của bằng chứng 
 A. giải phẫu so sánh. B. sinh học phân tử. C. tế bào học. D. phôi sinh học. 


Câu 21: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo quan niệm hiện đại, đặc điểm thích nghi này hình thành được là do 
A.    khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. 
B.    chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. 
C.    ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. 
D.    chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. 


Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng về tiến hóa nhỏ? 
A.    Kết quả thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...). 
B.    Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. 
C.    Diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. 
D.    Diễn ra trong phạm vi lớn, không nghiên cứu bằng thực nghiệm. 


Câu 23: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra ở đơn vị nào sau đây? 
 A. Loài.     B. Chi.     C. Quần thể.     D. Bộ. 


Câu 24: Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch? 
 A. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm. B. Dấu chân khủng long trên than bùn. 
 C. Lưỡi rìu bằng đá của người cổ Homo.     D. Than đá có vết lá dương xỉ     . 


Câu 25: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật? 
 A. Chọn lọc tự nhiên.     B. Đột biến.     C. Sự cách li địa lí.     D. Quá trình giao phối. 


Câu 26: Một loài mao lương ban đầu đã hình thành nên hai loài khác nhau, một loài sống ở bãi bồi sông, một loài sống ở phía trong bờ sông, chúng cách li sinh sản với nhau. Hai loài này đã được hình thành bằng con đường? 
 A. Cách li sinh thái.     B. Cách li cơ học.     C. Cách li địa lí.     D. Cách li tập tính. 


Câu 27: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của cơ chế cách li sau hợp tử? 
A.    Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản hữu tính. 
B.    Loài cỏ băng sống ở bãi bồi sông Vonga không ra hoa cùng thời điểm với loài cỏ băng sống bên trong bờ đê của dòng sông này. 
C.    Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối. 
D.    Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á 


Câu 28: Theo quan niệm Đac- Uyn, nguồn nguyên liệu của tiến hóa là 
 A. biến dị đột biến. B. biến dị xác định. C. biến dị cá thể. D. biến dị tổ hợp. 


Câu 29: Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể là kết quả tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? 
 A. Các yếu tố ngẫu nhiên.     B. Giao phối có lựa chọn.  
 C. Chọn lọc tự nhiên.          D. Di nhập gen. 


Câu 30: Kết quả của tiến hóa hóa học là 
 A. hình thành sinh vật đa bào.     B. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như hôm nay.  C. hình thành tế bào sơ khai.     D. hình thành chất hữu cơ phức tạp. 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung phần kiến thức bài thi giữa kỳ 2 môn Sinh lớp 12 đã được tổng hợp và biên soạn kỹ càng. Các em  nhấn nút tải về toàn bộ nội dung ôn tập để đạt điểm cao nhé! Chúc các em ôn thi thành công!!