Ẵm trọn điểm cao khi luyện các đề thi giữa HK2 môn Sinh lớp 12 năm học 2022-2023 của Học Thông Minh!!
Để đạt điểm cao trong các kỳ thi, việc tất nhiên phải làm đó là làm các đề ôn tập trước khi làm bài kiểm tra chính thức. Vậy thì còn chần chờ gì mà không làm ngay Đề thi giữa HK2 môn Sinh lớp 12 năm học 2022-2023 (Đề 3) do Học Thông Minh tuyển chọn, biên soạn và tổng hợp từ các nguồn làm bài tin cậy nhất!! Bài kiểm tra gồm 3 phần, với 50 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp từ cơ bản tới nâng như sau:
I. PHẦN CHUNG
Câu 1: Cho các dạng cách li: 1: cách li không gian 2: cách li cơ học 3: cách li tập tính
4: cách li khoảng cách 5: cách li sinh thái 6: cách li thời gian.
Cách li trước hợp tử gồm:
A. 2,3,4,6 B. 2,3,5,6 C. 1,2,4,6 D. 1,2,3,6
Câu 2: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20-300C, khi nhiệt độ xuống dưới 00C và cao hơn 400C, cây ngừng quang hợp. Kết luận đúng là khoảng nhiệt độ:
1. 20 – 300C được gọi là giới hạn sinh thái
2. 20 – 300C được gọi là khoảng thuận lợi
3. 0 – 400C được gọi là giới hạn sinh thái
4. 0 – 400C được gọi là khoảng chống chịu
5. 00C gọi là giới hạn dưới, 400C gọi là giới hạn trên.
A. 1,2,3. B. 2,3,5. C. 1,4,5. D. 3,4,5.
Câu 3: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với
A. động vật bậc thấp B. động vật C. động vật bậc cao D. thực vật
Câu 4: Ổ sinh thái của một loài là
A. một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
B. một "không gian hoạt động" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đảm bảo cho sinh vật có thể kiếm ăn và giao phối với nhau.
C. một "không gian sống" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong khoảng thuận lợi cho phép loài đó phát triển tốt nhất.
D. một "khu vực sinh thái" mà ở đó có nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép các loài tồn tại và phát triển lâu dài.
Câu 5: Để phân biệt 2 cá thể thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Sinh lí,sinh hoá B. cách li sinh sản C. Sinh thái D. Hình thái
Câu 6: Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là
A. tiêu chuẩn sinh lí B. tiêu chuẩn sinh thái.
C. tiêu chuẩn hoá sinh D. tiêu chuẩn di truyền.
Câu 7: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố
A. hạn chế. B. vừa phải. C. rộng. D. hẹp.
Câu 8: Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hoá của chó, mèo. Các sinh vật đó có loại môi trường sống là
A. môi trường trên cạn. B. môi trường nước. C. môi trường sinh vật. D. môi trường đất.
Câu 9: Giới hạn sinh thái là
A. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
B. khoảng giá trị xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian.
C. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất.
D. khoảng giá trị xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.
Câu 10: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh?
A. Lá khô trên sàn rừng. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Đồng lúa. D. Cá rô phi.
II. PHẦN DÀNH CHO BAN CƠ BẢN: (câu 11 đến câu 30)
Câu 11: Nếu trong những mẻ lưới thu được khi đánh cá có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá nhỏ rất ít thì ta hiểu rằng
A. nghề cá đang đánh bắt một cách hợp lý. B. nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.
C. nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. D. các quần thể cá đang sinh sản rất mạnh.
Câu 12: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
A. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể.
B. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.
C. sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật ký sinh.
D. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh.
Câu 13: Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể:
A. rừng cọ ở Vĩnh Phú. B. đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa.
C. cá ở Hồ Tây. D. đàn voi ở rừng Tánh Linh.
Câu 14: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
C. Các cá thể hỗ trợ nhau trong việc săn tìm con mồi.
D. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 15: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. biến động số lượng theo chu kỳ mùa B. biến động số lượng không theo chu kỳ
C. không phải là biên động số lượng D. biến động số lượng theo chu kỳ năm
Câu 16: Mật độ cá thể của quần thể là
A. số lượng cá thể trong quần thể trên một đơn vị thể tích của quần thể.
B. khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
C. số lượng cá thể trong quần thể trên một đơn vị diện tích của quần thể.
D. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Câu 17: Người ta chia cấu trúc tuổi của quần thể thành
A. tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. B. tuổi sinh sản, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.
C. tuổi sinh lí, tuổi sinh sản và tuổi quần thể. D. tuổi sinh sản, tuổi sinh lí và tuổi sinh thái.
Câu 18: Tuổi bình quân của cá thể trong quần thể được gọi là
A. tuổi quần thể. B. tuổi sinh sản. C. tuổi sinh lí. D. tuổi quần thái.
Câu 19: Ví dụ không phải thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là
A. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn lẫn nhau . Như ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú đánh lẫn nhau, doạ nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ cơ thể nhất là nơi sống.
C. Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, lứa đổ vào nhau.
D. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng một số cây bị chết đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.
Câu 20: Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ
A. cạnh tranh. B. hỗ trợ. C. cộng sinh. D. hội sinh.
Câu 21: Một quần thể sinh vật sẽ bị diệt vong nếu mất đi nhóm tuổi
A. trước sinh sản. B. sau sinh sản.
C. trước sinh sản và đang sinh sản. D. trước sinh sản và sau sinh sản.
Câu 22: Ý nghĩa của sự cạnh tranh cùng loài là
A. làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. làm tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
C. làm suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống.
Câu 23: Ý có nội dung không đúng khi nói về các giai đoạn trong quá trình hình thành quần thể sinh vật là
A. Những cá thể nào không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.
B. giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua cá mối quan hệ sinh thái và dần hình thành quẩn thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
C. giữa các cá thể cùng loài gắn bó với nhau về các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể không ổn định, không thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
D. đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. Những cá thể nào không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác.
Câu 24: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn B. Lũ lụt
C. Khí hậu D. Nhiệt độ xuống quá thấp
Câu 25: Ở những nước đang phát triển, để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm ô nhiễm môi trường, biện pháp nào dưới đây cần được đặt lên hàng đầu?
A. Hạn chế tăng dân số. B. Khai hoang.
C. Xử lí rác thải. D. Trồng rừng.
Câu 26: Tuổi sinh thái được tính
A. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi bị chết vì già.
B. bằng tuổi trung bình của các cá thể còn non trong quần thể.
C. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái.
D. bằng tuổi trung bình của các cá thể già trong quần thể.
Câu 27: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể quần thể theo chu kỳ là do:
A. Do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường.
B. Do mỗi năm đều có một loại dịch bệnh tấn công quần thể.
C. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm.
D. Do những thay đổi có tính chu kỳ của dịch bệnh hàng năm.
Câu 28: Quần thể là
A. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
B. một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
C. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
D. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Câu 29: Kích thước của quần thể là
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống
B. khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian
C. số lượng cá thể hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không
D. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể trong khoảng không
Câu 30: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể:
A. Độ đa dạng. B. Mật độ. C. Tỉ lệ đực cái D. Sức sinh sản, cấu trúc tuổi
III. PHẦN DÀNH CHO BAN NÂNG CAO ( câu 31 đến câu 50)
Câu 31: Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng và đặc biệt là trình tự sắp xếp các nuclêôtit của cùng một gen ở các loài khác nhau để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Đây là bằng chứng:
A. giải phẫu so sánh. B. phôi sinh học.
C. sinh học phân tử. D. địa lí sinh vật học.
Câu 32: Tiến hoá nhỏ là quá trình
A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
D. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
Câu 33: Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào:
A. Sự dịch chuyển của các đại lục
B. Những biến đổi về địa chất, khí hậu và hoá thạch điển hình
C. Độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ
D. Xác định tuổi của các lớp chất và hoá thạch
Câu 34: Cơ quan thoái hóa là cơ quan
A. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng. B. biến mất hòan tòan.
C. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. D. thay đổi cấu tạo.
Câu 35: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li
A. sau hợp tử B. cơ học C. tập tính D. trước hợp tử
Câu 36: Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 37: Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài
A. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
B. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
C. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
D. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
Câu 38: Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch?
A. Mũi tên đồng,trống đồng Đông sơn B. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm
C. Than đá có vết lá dương xỉ D. Dấu chân khủng long trên than bùn
Câu 39: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. quá trình giao phối. B. biến dị tổ hợp. C. đột biến. D. nguồn gen du nhập.
Câu 40: Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là quá trình
A. phân li tính trạng. B. Giao phối. C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến.
Câu 41: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ một cách nhanh nhất là:
A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. di - nhập gen.
C. CLTN. D. đột biến.
Câu 42: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành là do:
A. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu sắc cơ thể để thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
C. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
D. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
Câu 43: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 44: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. loài mới xuất hiện. B. quần thể mới xuất hiện.
C. họ mới xuất hiện. D. chi mới xuất hiện.
Câu 45: Theo Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. giao tử. C. nhiễm sắc thể. D. quần thể.
Câu 46: Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. phát sinh các biến dị cá thể.
D. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
Câu 47: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gio bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:
A. di –nhập gen B. biến động di truyền.
C. giao phối không ngẫu nhiên D. thoái hóa giống
Câu 48: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho
A. cách li mùa vụ. B. cách li tập tính.
C. cách li trước hợp tử. D. cách li sau hợp tử.
Câu 49: Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là
A. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định
B. những biến đổi do tập quán hoạt động
C. biến dị di truyền
D. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống.
Câu 50: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể
B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
Để dễ dàng luyện tập, các em có thể tải về bản PDF miễn phí mới nhất!! Chúc các em đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới!!!