Phiên mã và dịch mã là nội dung kiến thức rất thường xuyên xuất hiện trong kỳ thi THPT Quốc gia môn Sinh trong vòng 03 năm trở lại đây. Do đó, việc trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết về quá trình phiên mã và dịch mã cũng như mối quan hệ giữa chúng là điều vô cùng cần thiết cho các em học sinh đang sắp bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới. Cùng Học Thông Minh tìm hiểu kỹ càng và luyện tập thêm những bài tập bổ trợ ngay thôi!

 

phiên mã và dịch mã
Nội dung quá trình phiên mã và dịch mã

1. Khái niệm phiên mã và dịch mã

 

1.1. Phiên mã là gì?

Phiên mã là sự tổng hợp các ARN bao gồm mARN, tARN, rARN,…  trên mạch khuôn ADN. Trong đó ta có: 

  • mARN: ARN thông tin, có cấu trúc mạch thẳng, có chức năng làm khuôn cho dịch mã
  • tARN: ARN vận chuyển, là mạch đơn tự xoắn, cấu trúc 3 thùy, có chức năng vận chuyển các axit amin tham gia quá trình dịch thông tin di truyền.
  • rARN: ribôxôm có nhiều vùng liên kết với nhau tạo thành vùng xoắn cục, có chức năng liên kết các protein với nhau. 

 

1.2. Dịch mã là gì?

Khác với phiên mã, dịch mã là quá trình tổng hợp protein. Dịch mã là giai đoạn ngay sau khi quá trình phiên mã kết thức, mọi hoạt động dịch mã được diễn ra chủ yếu ở tế bào chất. 

 

2. Cơ chế phiên mã và dịch mã 

 

2.1. Quá trình phiên mã 

Quá trình phiên mã gồm 03 giai đoạn được chia thành 03 bước, bao gồm giai đoạn khởi đầu, giai đoạn kéo dài và giai đoạn kết thúc phiên mã. 

 

Bước 1: Giai đoạn khởi đầu phiên mã 

Giai đoạn khởi đầu phiên mã được bắt đầu bởi sự cuộn xoắn ADN  và liên kết với protein. Khi có tín hiệu, đoạn ADN sẽ giãn xoắn làm lộ ra vùng được điều hòa. 

Ngay sau đó, ARN polimeraza nhận biết mạch gốc để bám vào, trượt dọc ADN theo chiều 3’ – 5’. Điểm khởi đầu phiên mã được nhận biết nhờ yếu tố sigma. 

 

Bước 2: Kéo dài chuỗi ARN 

Sau khi ARN được tổng hợp, sigma ngay lập tức tách ra khỏi phức hệ phiên mã. Sau đó Enzim ARN polimeraza truoejt dọc trên mạch ADN, các nucleotit trong môi trường sẽ liên kết với các nucleotit trên ADN theo nguyên tắc bổ sung: A-U, G-X, T-A, X-G cho đến khi có tín hiệu kết thúc tại cuối mã gen. Đây là giai đoạn lâu nhất của quá trình phiên mã.

 

Bước 3: Kết thúc phiên mã 

Tại đây, enzim polimeraza sẽ nhận các tín hiệu kết thúc, sau đó giải phóng mạch ARN có chiều 5’ – 3’  sau đó 2 mạch ADN lại kết hợp với nhau

quá trình phiên mã
Sơ đồ quá trình phiên mã

2.2. Cơ chế dịch mã 

Cơ chế dịch mã được chia nhỏ thành thành 03 bước giống như phiên mã, là bắt đầu, kéo dài ARN và kết thúc. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau ở chi tiết các bước: 

 

Bước 1: Khởi đầu dịch mã

Các tiểu đơn vị bé của riboxom sẽ gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu gần codon mở đầu với bộ ba phức hợp là Met- tARN

 

Bước 2: Kéo dài chuỗi 

Các tARN tiếp tục mang axit amin tiếp theo đi vào vị trí A của riboxom bổ sung đối mã với condon tiếp theo của mARN. Liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và thứ hai sẽ được hình thành nhờ xúc tác từ enzim. Ribixom sẽ dịch chuyển như một condon cho đến khi nó kết thúc.

 

Bước 3: Kết thúc quá trình 

Sau khi riboxom tiếp xúc với mã UAG thì kết thúc và tách ra khỏi mARN để giải phóng chuỗi polipeptit. Sau đó a.a.MET sẽ được cắt khỏi chuỗi vừa tổng hợp 

 

quá trình dịch mã
Sơ đồ mô tả quá trình dịch mã

3. Phân biệt phiên mã và dịch mã 

Cùng xem qua một số điểm giống và khác biệt giữa phiên mã và dịch mã để có thể phân biệt, tránh nhầm lẫn chúng với nhau nhé! 

 

3.1. Giống nhau

Cũng giống như quá trình nhân đôi ADN, phiên mã dịch mã là hai chuỗi quá trình nối tiếp nhau và có vai trò quan trọng trong việc biểu hiện gen. 

Điểm giống nhau thứ hai đó là cả hai quá trình đều liên quan đến ARN 

Thứ ba, cả hai quá trình đều có khuôn và tổng hợp dựa theo nguyên tắc bổ sung 

Cuối cùng, cả hai quá trình đều có 03 giai đoạn mở đầu, kéo dài và kết thúc. 

 

3.2. Khác nhau

 

Phiên mã Dịch mã 
Phiên mã được thực hiện đầu tiên trong quá trình biểu hiện gen

Các thông tin di truyền sẽ đi từ ADN qua mARN

Dịch mã được diễn ra sau khi quá trình Phiên mã kết thúc 

Cơ chế dịch mã sinh ra protein mới 

Cơ chế diễn ra trong nhân của tế bào  Cơ chế diễn ra ở tế bào chất
Cơ chế hoạt động sử dụng mạch khuôn ADN Cơ chế hoạt động sử dụng mạch khuôn mARN
Sử dụng các nucleotit A, U, G, X Sử dụng thành phần chính là axit amin
Enzim chủ đạo là ARN polimeraza Enzim chủ đạo là axit amin và tARN
Sản phẩm sau khi quá trình kết thúc là mARN Sản phẩm sau khi quá trình kết thúc là chuỗi peptit 
Yếu tố điều hòa là xoắn nhiễm sắc thể Yếu tố điều hòa là liên kết riboxom

 

5. Bài tập trắc nghiệm phiên mã và dịch mã 

Câu 1: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

  1. ADN polimeraza
  2. Ligaza
  3. Restrictaza
  4. ARN polimeraza

 

Câu 2: Sự hoạt động đồng thời của nhiều riboxom trên cùng một phân tử mARN có vai trò

  1. làm tăng năng suất tổng hợp protein cùng loại
  2. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác
  3. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục
  4. làm tăng năng suất tổng hợp protein khác loại

 

Câu 3: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

(2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’.

(3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’.

(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, cặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.

Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:

  1. (1) → (4) → (3) → (2)
  2. (1) → (2) → (3) → (4)
  3. (2) → (1) → (3) → (4)
  4. (2) → (3) → (1) → (4)

 

Câu 4: Mạch khuôn của gen có đoạn 3’ TATGGGXATGTA 5’ thì mARN được phiên mã từ mạch khuôn này có trình tự nucleotit là

  1. 3’AUAXXXGUAXAU5’
  2. 5’AUAXXXGUAXAU3’
  3. 3’ATAXXXGTAXAT5’
  4. 5’ATAXXXGTAXAT3’

 

Câu 5: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:

  1. đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza để lắp ráp với các nucleotit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
  2. các quá trình thường thực hiện một lần trong một tế bào.
  3. diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
  4. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.

 

Làm thêm các bài tập Phiên mã và Dịch mã tại đây nhé!

 

Lý thuyết và bài tập vận dụng quá trình dịch mã và phiên mã chi tiết nhất đã được Học Thông Minh tổng hợp, biên soạn gửi tới các em học sinh. Môn Sinh là môn học tương đối khó với các em học sinh, vì vậy để có thể đạt kết quả tốt hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia, các em hoàn toàn có thể đăng ký ngay tài khoản và luyện tập các bài thi trắc nghiệm online cùng Học Thông Minh nhé!