Nghĩa tường minh và hàm ý là hai cách thể hiện nội dung trong đoạn thơ, văn. Trong đó nghĩa tường minh được thể hiện là nghĩa đen, nhắc trực tiếp đến các suy nghĩ và nội dung mà tác giả khắc họa. Trong khi hàm ý lại ẩn chứa lớp nghĩa bóng, cần người đọc diễn giải. Để nắm rõ đặc điểm và phân tích sự khác biệt của hàm ý và nghĩa tường minh, các bạn hãy cùng Học Thông Minh tìm hiểu qua nội dung chi tiết sau đây.

Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

1. Nghĩa tường minh là gì?

 

Nghĩa tường minh còn có tên gọi khác là hiểu ngôn. Do đó mọi nội dung mà người nói, người viết muốn truyền tải đều được thể hiện rõ qua từng lời nói, từ ngữ. 

Nghĩa tường minh rất dễ nhận biết, ai cũng có thể hiểu mà không cần phải suy diễn về mặt ý nghĩa và nội dung. Ta chỉ cần nghe, hiểu đối với những nội dung cơ bản được nhắc đến.

Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Các cụm từ, cấu trúc câu nhằm xác định cho ý nghĩa mà người dùng muốn truyền đạt.

Ví dụ:

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Ý nghĩa: Thứ gì để gần mực thì sẽ bị mực làm cho đen đi, thứ gì để gần đèn thì sẽ được nói soi chiếu làm cho sáng sủa hơn.

Nghĩa tường minh là gì?
Nghĩa tường minh là gì?

2. Hàm ý là gì?

 

Hàm ý còn có tên gọi khác là hàm ngôn, hàm ẩn. Do đó mà tất cả nội dung được nhắc đến trong câu văn, câu nói chỉ là bề nổi. Ẩn sâu các nội dung đó còn là một hàm ý khác, lớp nghĩa chính mà người nói muốn truyền đạt. 

Nó là phần thông báo trong câu nhưng được diễn đạt, biểu thị bằng từ ngữ. Do đó việc xác định được lớp nghĩa này để hiểu được hàm ý, đòi hỏi phụ thuộc vào năng lực, trải nghiệm và sự tinh tế của người nghe.

Người nghe, người nói có thể hiểu nghĩa thông qua việc suy diễn nghĩa của những từ cấu thành tạo nên. Trong đó, nó cũng gắn với hoàn cảnh và bối cảnh được nhắc đến trong câu.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà hàm ý được sử dụng với các mục đích chính như:

  • Mời mọc, rủ rê nhưng không mang tính trực diện, thể hiện nội dung rõ ràng
  • Lời đề nghị thiện chí hoặc thiếu kín đáo
  • Lời từ chối khéo léo

Muốn sử dụng hàm ý một cách khéo léo thì cần đảm bảo những điều kiện sau:

  • Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu để cung cấp nhiều lớp nghĩa cho các nội dung cần truyền đạt.
  • Người nghe (đọc) có khả năng giải đoán hàm ý. Phải hiểu được lớp nghĩa bóng được người nói nhắc đến, từ đó mới mang đến sự đảm bảo trong nội dung giao tiếp.
  • Hàm ý được sử dụng trong câu giao tiếp mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau như thể hiện tính lịch sự, tế nhị, tinh tế từ đó giúp cho cách diễn đạt trở nên linh hoạt, phong phú hơn.

Ví dụ về hàm ý:

“A: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

B: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.”

Mặc dù một người hỏi xem lợn của mình có chạy qua đây không thì người kia lại trả lời là không thấy. Do đó hai bên đều chưa tập trung khai thác thông tin mà chỉ muốn khoe khoang.

>>Đọc thêm: Phong cách ngôn ngữ là gì? Cách sử dụng phù hợp nhất

Hàm ý là gì?
Hàm ý là gì?

3. Phân tích sự khác biệt giữa nghĩa tường minh và hàm ý 

Khi soạn bài về nghĩa tường minh và hàm ý, bạn phải phân biệt rõ sự khác biệt của hai loại ngữ pháp này. Sự khác nhau của hai loại câu được thể hiện qua những yếu tố sau.

 

3.1 Khái niệm

 

Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu, giúp người đọc ngay lập tức hiểu được nội dung. Lớp nghĩa này được thể hiện ngay trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh muốn miêu tả và biểu đạt.

Hàm ý là phần thông báo “ẩn’’, tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người đọc hoàn toàn có thể suy luận ra.

 

3.2 Bản chất

 

Nghĩa tường minh còn được biết đến với tên gọi phổ thông là nghĩa đen, do đó lớp nghĩa này thể hiện ngay khi ta nghe hay đọc thông tin.

Nghĩa hàm ý hay còn gọi là nghĩa bóng. Khác với nghĩa đen, nghĩa bóng không thể nhìn thấy ngay mà cần người đọc, người nghe suy ngẫm và khám phá sự tinh túy trong từng con chữ.

>>Đọc thêm: 8 biện pháp tu từ thường gặp ở đề thi Văn

Sự khác biệt của nghĩa tường minh và hàm ý
Sự khác biệt của nghĩa tường minh và hàm ý

4. Ví dụ nhận biết nghĩa tường minh và hàm ý

 

Ví dụ 1: “Dã tràng xe cát”

  • Nghĩa tường minh: Con dã tràng đang thực hiện công việc xe cát.
  • Nghĩa hàm ý: Con dã tràng nhỏ bé làm công việc này dường như không thu lại được kết quả. Bởi sóng biển có lớn ngoài kia sẽ làm cho kết quả của nó trở về con số 0, nên mọi sự cố gắng của nó đều trở nên vô ích.

Ví dụ 2

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

  • Nghĩa tường minh: 

Nhiễu điều: tấm vải đỏ

Giá gương: bàn thờ

Ý nghĩa của cả câu là tấm vải đỏ được phủ lên bàn thờ. Các mô tả này gắn với khung cảnh hiện ra thể hiện sự thiêng liêng, uy nghiêm.

  • Hàm ý: Câu nói khuyên nhủ chúng ta – những công dân của tổ quốc hãy biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất. Chính nhờ sự đoàn kết, đồng lòng mà đất nước mới có được các sức mạnh và giá trị như hôm nay.

Để củng cố kiến thức liên quan đến nghĩa tường minh và hàm ý, bạn có thể tham khảo các dạng bài tập tại đây.

Vừa rồi Học Thông Minh vừa tổng hợp những nội dung cơ bản về đặc điểm, sự khác biệt của nghĩa tường minh và hàm ý. Mong rằng các bạn sẽ ghi nhớ các loại từ này và sử dụng đúng ngữ cảnh để đạt được kết quả cao nhất ở bài thi. Ngoài ra bạn có thể làm đề ở trang luyện thi trắc nghiệm online để nắm bắt kịp thời toàn bộ nội dung kiến thức mới nhất nhé.