Ngành Y Thi Khối Nào? Học Y Có Cần Giỏi Môn Sinh Học Không?
Chắc hẳn rất nhiều bạn đọc ở đây có nguyện vọng khoác lên mình chiếc áo blouse trắng và làm việc trong ngành nghề vô cùng cao quý, giúp ích cho đời. Chỉ còn vài tháng nữa thôi các em học sinh khối 12 sẽ phải đối mặt với kỳ thi quan trọng nhất của mình, quyết định ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai mai sau. Nếu các em yêu thích ngành Y, hãy cùng Học thông minh tìm hiểu xem ngành Y là gì, thi vào ngành Y thi khối nào, và môn Sinh có cần thiết để thi vào ngành Y hay không nhé!

1. Ngành Y là gì?
Ngành Y học là một ngành nghiên cứu về sức khỏe và bệnh học. Nó bao gồm các chuyên môn như điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, khoa học y học và nghiên cứu về các chứng bệnh.
Ngành Y từ lâu đã là một trong những ngành đào tạo có tiêu chuẩn đầu vào rất khắt khe với điểm số luôn xếp ở các vị trí đầu trong các ngành thi THPT Quốc gia. Các thí sinh để đỗ ngành Y cần phải có học lực Khá, Giỏi với điểm trung bình môn trong khoảng từ 8 điểm trở lên thì mới có thể đăng kí vào các ngành học tại các trường đào tạo ngành Y.
2. Học ngành Y thi khối nào?
Nhắc đến ngành Y, nhiều người sẽ nghĩ tới ngfay tới khối B với tổ hợp Toán – Hóa học – Sinh học. Tuy nhiên, có khắ nhiều tổ hợp xét tuyển vào ngành Y mà bạn nên biết đó nha:
2.1. Tổ hợp xét tuyển ngành Y
Do tính chất đặc thù của ngành Y là yêu cầu tính chuyên môn cao, do đó yêu cầu xét tuyển phải có sự liên kết chặt chẽ với chuyên môn ngành. Do vậy, ngành Y yêu cầu các thí sinh cần có năng lực tại các tổ hợp xét tuyển sau đây:
- Tổ hợp khối A00: Toán – Hóa học – Vật Lý
- Tổ hợp khối A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- Tổ hợp khối B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- Tổ hợp khối D01: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Anh
2.2. Các trường xét tuyển và đào tạo ngành Y
Cùng điểm qua một số trường học đào tạo ngành Y theo các khối ngành được liệt kê dưới đây:
Khối A00:
- Trường ĐH Y tế công cộng (ngành Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học)
- Trường Đại học Dược (ngành Dược học);
- Học viện Quân Y – Hệ dân sự/Hệ quân sự
- Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam (ngành Dược học)
- Đại học Y – Dược – ĐH Huế (ngành Dược học)
- ĐH Y Thái Bình (Dược học)
- Trường ĐH Y khoa Vinh (Dược học)
Khối B:
- Trường Đại học Y tế công cộng (ngành Y tế công cộng, ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, ngành dinh dưỡng học)
- Trường Đại học Y Hà Nội
- Học viện Quân Y – Hệ dân sự
- HV (Học viện) Quân Y – Hệ quân sự
- HV (Học viện) Y Dược học cổ truyền Việt Nam (ngành Y khoa)
Khối D: Trường Đại học Y tế Công cộng (Ngành Y tế công cộng, Dinh dưỡng học)
Ngoài các trường đại học và các ngành học nói trên, còn rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành Y khác mà các em có thể tìm hiểu kỹ hơn ở các tài liệu và nguồn thông tin của từng trường.

3. Học ngành Y có cần giỏi môn Sinh không?
Qua các thông tin tuyển sinh ngành học ở trên, có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng đào tạo ngành Y mà không cần tuyển sinh có môn Sinh học gây nên nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng. Trước thông tin tranh cãi này, một số bác sĩ, nghiên cứu sinh ngành Y cũng đưa ra quan điểm của mình:
Bác sĩ Nguyễn Như Điền – người từng theo học tại Đại học Y Thái Bình hiện đang công tác tại một cơ sở y tế ở Phú Thọ cho rằng: “Bạn nào chịu khó và có tố chất thì sẽ nạp kiến thức nhanh thôi, việc tuyển sinh không bắt buộc phải có môn Sinh học”.
Đồng ý với ý kiến của bác sĩ Điền, anh Toàn, cựu sinh viên của Học viện Quân Y chia sẻ “Quan trọng nhất vẫn là khả năng tư duy, tính logic và nỗ lực của của mỗi người”. Tuy nhiên, anh cho rằng việc không cần xét tuyển môn Sinh không có nghĩa là không cần học tốt môn Sinh. Vì khi vào chương trình học, các em học sinh sẽ cần phải thu nạp một số lượng kiến thức Sinh học khổng lồ. Do đó, các em cần phải có tố chất tốt, khả năng tổng hợp và vạn dụng kiến thức Sinh học vô cùng nhanh nhạy.
Tóm lại, Sinh học không phải là môn bắt buộc để xét tuyển vào ngành Y, nhưng các em học sinh muốn học tốt ngành học của mình nhất định phải có vốn kiến thức nền tảng môn Sinh tốt và trau dồi kiến thức thường xuyên. Chính bởi lý do đó, hãy luyện tập trắc nghiệm môn Sinh học để ôn lại kiến thức đã học, không chỉ đạt điểm cao trong các kỳ thi mà còn hỗ trợ xây dựng một nền tảng kiến thức phục vụ quá trình học sau này nha! Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo một số cách ôn thi Đại học môn Sinh hiệu quả cực dễ áp dụng để có thể đạt điểm cao trong kỳ xét tuyển tới ngay nhé!
4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên khối ngành Y – Dược là gì?
4.1. Giáo viên – Giảng viên
Sau khi tốt nghiệp trường Y, các sinh viên có thành tích tốt, xuất sắc có thể được nhà trường mời ở lại đảm nhận các vị trí như giảng viên, giáo viên tại trường mình đã từng học. Hoặc các bạn có nguyện vọng truyền dạy lại kiến thức, kinh nghiệm cho các thế hệ sau có thể học thêm văn bằng, chứng chỉ Sư phạm để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục của mình.
4.2. Bác sĩ chuyên khoa
Để có thể làm việc như một bác sĩ chuyên khoa, các bạn học sinh sau khi tốt nghiệp có thể học thêm một chuyên ngành cố định để có thể điều trị và khám chữa bệnh tại chuyên khoa đó. Một số vị trí chuyên khoa phổ biến như:
- răng – hàm – mặt
- tim mạch
- thần kinh
- chấn thương chỉnh hình
- da liễu
- nội tiết
4.3. Y học dự phòng – Y tế công cộng
Đội ngũ y tế dự phòng đóng vai trò cảnh báo, hướng dẫn người dân cách phòng tránh bệnh dịch và giữ gìn sức khoẻ cộng đồng. Họ cũng chịu trách nhiệm tiêm chủng tại các trung tâm y tế dự phòng các cấp. Chúng tôi còn có thể làm việc tại các viện vệ sinh dịch tễ, vụ vệ sinh phòng dịch, viện sốt rét ký sinh trùng và cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
4.4. Y học cổ truyền
Các bác sĩ Y học cổ truyền có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp khám chữa bệnh dùng thuốc đông y, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… Chương trình học Y cổ truyền kéo dài 6 năm giống như các bác sĩ Y khoa khác, tuy nhiên, chương trình nặng hơn các ngành y khác do thời gian thực tập kéo dài.
4.5. Y tá, điều dưỡng
Đội ngũ nhân viên hỗ trợ y tế là một phần quan trọng của hệ thống y tế. Họ có trách nhiệm hỗ trợ và giúp đỡ bệnh nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và làm theo y lệnh của bác sĩ điều trị. Họ cũng là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiều nhất. Họ liên tục theo dõi tình trạng của bệnh nhân và ghi chép các thay đổi để nhanh chóng báo cáo cho bác sĩ nếu có bất thường.
4.6. Thú y
Những chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cho các loài động vật như thú cưng, gia súc, gia cầm bằng cách khám bệnh và điều trị các bệnh tật. Họ còn tiến hành nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm cho động vật để tìm các giải pháp điều trị và ngăn chặn sự lây lan của bệnh tới con người.
>>Đọc thêm: cách đạt điểm cao môn Sinh

5. Điểm chuẩn của ngành Y
Cùng xem qua một số điểm chuẩn của ngành Y mà các trường Đại học công bố qua các năm như sau:
5.1. Đại học Dược Hà Nội
Ngành học | Điểm chuẩn |
Dược học | 26.25 |
Hóa dược | 26.05 |
5.2. Học viện Y học cổ truyền
Ngành học | Điểm chuẩn |
Y khoa | 26.3 |
Y cổ truyền | 24.5 |
Dược học | 24.95 |
5.3. Đại học Y Dược đại học Quốc gia
Tên ngành | Điểm chuẩn |
Y khoa | 28.15 |
Dược học | 26.05 |
Răng hàm mặt | 27.5 |
Điều dưỡng | 25.35 |
Kỹ thuật xét nghiệm y học | 25.85 |
Kỹ thuật hình ảnh y học | 25.4 |
Đó là toàn bộ những thông tin về ngành Y mà Học thông minh muốn gửi tới các bạn lớp 12 để trả lời câu hỏi học ngành Y thì thi khối nào và môn Sinh có quan trọng để thi ngành Y hay không. Hy vọng sau bài viết này, các em có thể nắm được những thông tin quan trọng để quyết định lựa chọn học và thi ngành nào cho phù hợp với mình nhất. Ngoài ra, các em có thể ôn tập thêm toàn bộ kiến thức của chương trình học THPT tại hocthongminh.com để củng cố và nâng cao kiến thức và đạt nhiều điểm tốt. Đừng quên đăng ký tài khoản để nhận được thông báo mới nhất, cùng các nội dung kiến thức, giải đáp chi tiết nhất cho từng môn học nha!