Địa lý học là gì? Đây là một ngành học hấp dẫn, đang thu hút các bạn học sinh chú ý và theo học. Vậy ngành Địa lý học là như thế nào và ngành học này sau khi ra trường trở thành gì thì có lẽ không phải ai cũng hiểu. Nếu đây là ngành học mà bạn đang quan tâm, thì cùng chúng mình tìm hiểu thêm về ngành học này cũng như các cơ hội việc làm ở ngành này nha!

ngành địa lý học là gì?
Ngành Địa Lý học là gì?

1. Ngành Địa Lý học là gì?

Địa lý học là một ngành nghiên cứu về không gian và thời gian trên Trái đất, bao gồm các yếu tố về địa hình, địa chất, địa thế và các sự kiện tự nhiên. Nó cũng được sử dụng để hiểu rõ về sự thay đổi của Trái đất và tác động của con người trên môi trường.

Qua đó, có thể thấy rõ ràng nếu các em học sinh có niềm yêu thích với môn Địa nói riêng và nghiên cứu về tự nhiên, xã hội nói chung thì hoàn toàn có thể học ngành Địa Lý nhé!

Các khối thi ngành Địa Lý học bao gồm:

  • Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)

>> Đọc thêm: Cách học giỏi Địa

 

2. Các trường đào tạo ngành Địa Lý học

Hiện nay, đã có rất nhiều trường đại học và các cơ sở đào tạo và giảng dạy ngành Địa lý học, bao gồm: 

  • Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Khoa học và Nhân văn – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh    
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Vinh
  • Đại học sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học sư phạm Thủ Đô
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học sư phạm Thái Nguyên
địa lý học
có rất nhiều trường đào tạo ngành Địa Lý học

3. Ngành Địa Lý học ra làm công việc gì?

Ngành Địa Lý học có thể ra làm công việc liên quan đến quản lý và sử dụng tài nguyên, phát triển địa lý, thiết kế và quản lý khu vực, bảo vệ môi trường, và lĩnh vực giám sát thay đổi về địa lý. Các công việc cụ thể bao gồm: thiết kế và quản lý khu vực, phân tích và đánh giá tài nguyên đất, thiết kế và quản lý hệ thống thông tin địa lý, và bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên.

Ngoài ra, mỗi chuyên ngành địa lý khác nhau đều có rất nhiều công việc phù hợp như:

Cử nhân ngành Địa lý học: có thể giảng dạy tại các bậc trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và các dự án phát triển nông nghiệp, quản lý tài nguyên, nông thôn và đô thị 

Chuyên ngành Địa Lý môi trường: người học có đầy đủ năng lực làm việc, nghiên cứu và đào tạo trong một số lĩnh vực về kiểm định chất lượng môi trường, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường, bảo vệ môi trường. 

Chuyên ngành Địa lý kinh tế: sau khi tốt nghiệp có đầy đủ khả năng làm hoặc nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực như Phân vùng kinh tế và xã hội hay Quy hoạch xây dựng thành thị và nông thôn, Tổ chức phát triển kinh tế theo không gian lãnh thổ. 

Chuyên ngành Địa lý dân số – môi trường: có khả năng làm hoặc nghiên cứu và đào tạo về các lĩnh vực tương tự như Dân số và những vấn đề xã hội, Phát triển nguồn nhân lực hay Dân số – sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình. 

Chuyên ngành Địa lý du lịch: có khả năng làm hoặc nghiên cứu và giảng dạy về những lĩnh vực Quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ di lịch như Quản trị du lịch hay Hướng dẫn viên du lịch. 

ngành địa lý học
Ngành Địa Lý học có thể làm hướng dẫn viên du lịch

 

4. Những tố chất nào phù hợp với ngành Địa lý học 

Muốn trở thành một nhà Địa lý học chuyên nghiên cứu con người và môi trường thành công thì bạn cũng phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết đó là việc có thể hiểu về môi trường Vật lý trái đất đồng thời biết các quá trình và hoạt động của con người. 

 Cụ thể hơn nữa ngoài việc hiểu biết như trên là những kỹ năng cơ bản mà các nhà địa lý học bắt buộc phải có. Một số kỹ năng để các nhà địa lý học cần thiết có thể thành công trong lĩnh vực trên được nhắc đến như là: 

  • Sự thích nghi với hoạt động ngoài trời
  • Sự quan tâm đến vấn đề xã hội và môi trường
  • Khả năng phân tích và trình bày dữ liệu thống kê
  • Khả năng làm việc độc lập và theo nhóm
  • Kỹ năng sử dụng máy tính (công nghệ)
  • Có tư duy phê phán
  • Khả năng thuyết trình trước đám đông
  • Khả năng trình bày các vấn đề từ cơ bản đến chuyên sâu

>> Đọc thêm: Cách học thuộc nhanh môn địa

 

Địa lý học không phải là một ngành học quá xa lạ trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên để theo đuổi ngành học này cũng yêu cầu người học những kiến thức cơ bản, khả năng tư duy, biết cách vận dụng. Hy vọng bài viết bài của Học Thông Minh đã giúp các bạn học sinh hiểu hơn về ngành học này và lựa chọn cho mình định hướng trong tương lai. Đừng quên luyện tập và trau dồi các kỹ năng để đỗ vào ngôi trường bạn mong muốn nhé. Đăng ký tài khoản và luyện tập cùng hocthongminh.com ngay thôi!