Mách bạn 5 Mẹo Làm Bài thi Hóa THPT Quốc gia Đạt Điểm Cao
Hóa là một trong những môn Tự nhiên tương đối khó khiến nhiều bạn học sinh “ám ảnh” trong chương trình học của mình. Việc làm bài thi Hóa THPT cũng khá gian nan với những bạn học sinh không thực sự xuất sắc môn Hóa. Vì vậy, Học thông minh mách bạn 5 mẹo làm bài thi Hóa THPT Quốc gia để đạt điểm cao nhanh nhất!

1. Tổng quan môn về bài thi môn Hóa THPT Quốc gia và những kiến thức cần nắm
Tương tự như môn Lý và Sinh, các đề thi THPT môn Hóa gần đây được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm. Đây là cách đơn giản để đánh giá năng lực của các thí sinh một cách công bằng theo một quy chuẩn chung.
Cấu trúc bài thi Hóa THPT Quốc gia bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm với 95% thuộc kiến thức Hóa học lớp 12. Do đó, các em học sinh có nguyện vọng thi và sử dụng kết quả của bài thi Hóa THPT Quốc gia cần phải năm thật vững kiến thức Hóa lớp 12.
Về chương trình Hóa lớp 12, đây là một tổ hợp kiến thức xuyên suốt từ lớp 10. Từ học kì 2 của lớp 11 đến gần kết thúc học kì 1 của lớp 12, nội dung của chương trình môn Hóa sẽ chủ yếu tập trung vào hóa hữu cơ. Trong khoảng thời gian này, các em sẽ được giới thiệu về lý thuyết hữu cơ và các bài tập tính toán liên quan, khiến một số bạn phải đối mặt với nhiều thách thức do số lượng công thức và các dạng bài tập khổng lồ và rất đa dạng.
Sang học kì 2 của lớp 12, các em sẽ lại học về hóa vô cơ. Rất nhiều bạn học sinh đã quên mất kiến thức, và cần mất một khoảng thời gian dài để nhớ lại kiến thức đã học trước đó. Chính bởi lý do này, các em học sinh cần chăm chỉ luyện tập để có được kết quả tốt nhất nhé!
2. Một số mẹo làm bài thi Hóa THPT Quốc gia đạt điểm cao
2.1. Mẹo làm bài thi Hóa THPT Quốc gia số 1: Sử dụng phương pháp loại trừ
Mẹo sử dụng phương pháp loại trừ được sử dụng nhiều bởi các thí sinh trong kỳ thi và cho kết quả khá tốt. Nếu bạn biết câu trả lời chính xác, hãy chọn ngay. Tuy nhiên, nếu câu trả lời chưa được chắc chắn, hãy dựa vào kiến thức đã biết, tính chất của chất và nhóm chất hóa học để suy luận và loại bỏ những câu sai, đáp án còn lại sẽ là câu trả lời đúng.
2.2. Mẹo làm bài thi Hóa THPT Quốc gia số 2: Vững kiến thức về tính chất hóa học
Các em cần cố gắng học vững kiến thức về tính chất hóa học của mỗi chất và nhóm chất đã học, điều này sẽ giúp cho họ sắp xếp kiến thức một cách hệ thống hơn. Khi đó, việc giải quyết các câu hỏi liên quan đến phương trình, hiện tượng trong và sau phản ứng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, việc tính toán khối lượng và thể tích của các chất cũng sẽ nhanh chóng hơn nếu các em đã nắm vững kiến thức về chúng. Thậm chí, trong một số trường hợp, bài thi còn bao gồm câu hỏi về tính chất vật lý như nhiệt độ sôi, độ tan, khối lượng riêng.
Trong quá trình giảng bài, giáo viên có thể lướt qua nhanh những kiến thức này để tập trung vào tính chất hóa học và phương pháp giải bài, nhưng khi ôn tập, các em không nên bỏ qua những kiến thức này, bởi chúng là những câu dễ ăn điểm nhất, nhưng cũng rất dễ mất điểm nếu các em không nhớ hoặc không từng đọc qua.
2.3. Mẹo làm bài thi Hóa THPT Quốc gia số 3: Viết phương trình thật nhanh
Các em nên tập luyện viết phương trình nhanh và biết cách viết phương trình rút gọn để tránh mất nhiều thời gian cho việc viết phương trình. Trong nhiều bài toán, thay vì viết toàn bộ các phương trình xảy ra, các em chỉ cần viết phương trình ion tổng quát là có thể giải được bài toán. Tham khảo ngay 5 cách cân bằng phương trình Hóa nhanh chóng để cân bằng thôi!
2.4. Mẹo làm bài thi Hóa THPT Quốc gia số 4: Phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý
Không nên làm bài từ trên xuống dưới, phải biết lựa chọn các câu dễ làm trước và câu khó sau, để tránh mất quá nhiều thời gian cho một câu.
Trong 50 phút có 40 câu hỏi, mỗi câu có khoảng hơn 1 phút. Khi làm bài trắc nghiệm, điểm số sẽ được chia đều cho tất cả câu hỏi, do đó nên ưu tiên hoàn thành các câu hỏi có kiến thức cơ bản trước, thay vì phân bổ thời gian quá nhiều cho các câu hỏi vận dụng cao, để tránh mất điểm tại các câu dễ.
Các em có thể áp dụng cách phân bố thời gian làm bài dưới đây:
- Dành từ 15 đến 30 phút cho 20 đến 24 câu hỏi lý thuyết và 4 câu hỏi bài tập vận dụng dễ.
- 5 phút để tô và kiểm tra nhanh lần 1.
- Các em học sinh khá giỏi có khoảng 30 phút để làm 8 câu cuối. Nên xác định mục tiêu và phân bổ thời gian cho phù hợp, ví dụ: nếu mục tiêu là đạt 9 điểm, có thể tập trung vào 38 câu và kiểm tra kỹ, còn lại nghiên cứu về 2 câu.

2.5. Mẹo làm bài thi Hóa THPT Quốc gia số 5: khoanh “lụi”
#Mẹo khoanh lụi thứ nhất: Mỗi câu hỏi có 4 đáp án nhưng thường sẽ có 3 câu trông tương đối giống nhau. 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại.
Ví dụ :
- Chu kỳ 4, nhóm IIA
- Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
- Chu kỳ 3, nhóm VIB
- Chu kỳ 4, nhóm VIIIA
Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai.
Đây là cách “làm nhiễu” rất phổ biến trong đề thi môn Hóa và các môn khác để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện. Bởi vậy, xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án khác biệt nhất chắc chắn là đáp án sai.
#Mẹo khoanh lụi 2: Đáp án bị loại ngay lập tức sẽ thường có 1 phần đúng
Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là “chu kỳ 3″, vậy thì phần “nhóm VIB” của nó sẽ là phần đúng. Vì vậy bạn có thể chọn đáp án nào giống (hoặc gần giống) với phần đúng này trong 3 đáp án còn lại.
Trong ví dụ trên, bạn có thể khoanh ngay đáp án B. Vì nó có phần cuối khá giống, với chữ …B.
#Mẹo khoanh lụi 3: Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thường thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng.
Ví dụ:
- Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
- Zn(NO3)2 và AgNO3
- Fe(NO3)2 và AgNO3
- Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng.
Áp dụng cùng với mẹo thứ hai ở trên, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng. Bạn đã thu hẹp phạm vi đáp án lại rồi đấy. Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng vẫn tốt hơn là 1:3 nên xác suất đúng sẽ cao hơn nhiều
#Mẹo khoanh lụi 4: 2 đáp án nào gần giống nhau thì 1 trong 2 thường đúng
- m = 2a – V/22,4
- m = 2a – V/11,2
- m = 2a – V/5,6
- m = 2a + V/5,6
C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau
Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu – còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu +
Vậy đáp án ta chọn sẽ là C.
#Mẹo khoanh lụi 5: Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng.
Cách này giúp bạn khoang vùng sự lựa chọn rất hữu hiệu
VD: A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30
dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.

3. Một số lời khuyên về phương pháp học môn Hóa dựa trên năng lực của thí sinh
Ta sẽ chia thí sinh ra thành 4 đối tượng khác nhau, mỗi đối tượng sẽ có năng lực khác nhau và phương pháp học khác nhau. Hãy làm thêm một số dạng bài môn Hoá thi THPT Quốc Gia để củng cố thêm vốn kiến thức của mình nhé!
3.1. Nhóm không có kiến thức Hóa
Để cải thiện điểm số trong môn Hóa, nhóm học này cần tập trung học lý thuyết. Để có thể “dò” được tất cả các câu hỏi trong đề thi, bạn cần học tất cả các phần, các ý trong lý thuyết. Theo nghiên cứu của Bộ Giáo dục, trong một đề thi Hóa, khoảng 60% các câu hỏi sẽ liên quan đến lý thuyết. Nếu bạn chắc chắn học được tất cả lý thuyết, bạn sẽ có tối thiểu 6 điểm. Ngoài ra, bạn có thể thêm làm bài tập trong sách giáo khoa để tăng thêm điểm số.
3.2. Nhóm yếu Hóa
Đây là nhóm theo chuyên ngành Tự nhiên, nhưng có điểm yếu môn Hóa. Điểm trung bình hiện tại chưa đạt 5. Tuy nhiên, vì có khả năng tính toán tốt, ngoài việc nắm chắc các lý thuyết để cố gắng đạt điểm 6, các thành viên trong nhóm này cần tập trung nhiều hơn vào việc học tập tính chất hóa học, để cải thiện kỹ năng làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
3.3. Nhóm học lực trung bình
Đây là nhóm đối tượng có điểm số trung bìn h từ 5 tới 6 điểm. Để đạt được mục tiêu điểm số 7 hoặc 8 trong kỳ thi THPT quốc gia 2020, nhóm đối tượng hiện tại cần phải:
- Làm tất cả các loại bài tập thông dụng xuất hiện trong đề thi.
- Thực hiện hoàn toàn một đề bài tập để kiểm tra kiến thức. Nếu có bất kỳ phần kiến thức nào thiếu sót, hãy bổ sung ngay lập tức. Chỉ cần hoàn thiện những điểm yếu và khuyết điểm, bạn đã đạt được mục tiêu điểm số mong muốn.
3.4. Nhóm học lực khá
Đối tượng nhóm này đang có điểm số trung bình từ 7-8 điểm và có mục tiêu đạt điểm tối đa là 9-10 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2020. Để đạt mục tiêu này, bạn cần:
- Tập trực tiếp giải các câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn, vì thời gian là tài sản quý giá trong các môn thi theo hình thức trắc nghiệm.
- Học kỹ các dạng bài khó, từ lý thuyết đến bài tập, từ những bài dễ đến những bài khó. Bạn không có lựa chọn về việc học một phần nào đó hay không, vì điểm số cao là mục tiêu của bạn. Bạn cần cố gắng tạo ra khoảng cách giữa mình và những thí sinh khác bằng cách học kỹ những câu hỏi khó.
- Nếu bạn thường học tốt, hãy chú ý đến việc không quá tự tin với các phần dễ, đặc biệt là phần lý thuyết cơ bản. Hãy nhớ rằng một câu hỏi khó có thể có điểm cao hơn một câu hỏi dễ, nên hãy chắc chắn rằng bạn không bị mất điểm
Trong kỳ thi THPT Quốc gia, lớp môn Hóa có thể là một trong những môn có độ khó cao nhất. Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị tốt và tham khảo 5 mẹo làm bài thi Hóa THPT Quốc gia đã được giới thiệu trong bài viết, thì bạn sẽ có thể tự tin hơn và đạt điểm số mong muốn. Cuối cùng, chúc bạn may mắn và thành công trong bài thi sắp tới. Đừng quên giành thời gian ôn tập tại hocthongminh.com nhé!