Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Tự luận

Câu 1 : Vì sao có thể nói trong văn học thế kỷ thứ XVIII đến thế kỷ XIX xuất hiện trào lưu văn học chủ nghĩa?
    + Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người
    + Hướng tới quyền sống của con người
    + Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người
    + Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ
    + Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…
- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…
- Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên
- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:
- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:
Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi ( Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
Câu 2 : Phân tích giá trị phản ánh và so sánh hiện thực của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” ( trích Trịnh kinh ký sự của Lê Hữu Trác)?
    + Cuộc sống xa xỉ, quyền uy tột bậc (từ nơi ở đến tiện nghi, kẻ hầu người hạ…)
    + Nhưng cuộc sống Trịnh phủ thiếu sinh khí, chỉ có sự u ám dẫn tới sự ốm yếu của thái tử Cán
- Phê phán hiện thực: tác giả ngầm phê phán sự xa hoa, lộng quyền của nhà chúa kèm theo cuộc sống thiếu sinh thế, tăm tối của con người. Đó chính là bức tranh xã hội đương thời cuối thế kỉ XVIII
Câu 3 : Phân tích những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ?
    + Đề cao đạo lý nhân nghĩa( Lục Vân Tiên) và nội dung yêu nước ( Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
    + Hình tượng hoàn chỉnh về người nông dân nghĩa sĩ ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc người nông dân mang vẻ đẹp bi tráng)
   + Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên đưa hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ vào thơ văn
- Giá trị nghệ thuật: Tính chất đạo đức - trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật