Khái quát về văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại là một khái niệm rộng lớn, bao trọn sự phát triển của văn học Việt Nam trong suốt gần 10 thế kỷ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh có cái nhìn tổng quan nhất về văn học Việt trong thời kỳ phát triển rực rỡ này và áp dụng vốn hiểu biết này để có thể cảm nhận chân thực, rõ ràng và thực hiện làm các bài nghị luận văn học thật sâu sắc.
1. Khái niệm văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam là cách gọi tên của toàn bộ các tác phẩm văn học ra đời vào giai đoạn phong kiến Việt Nam. Sự ra đời của văn học trung đại Việt được tạo nên từ sự phong phú của văn học dân gian Việt từ xa xưa, giúp kho tàng văn học Việt thêm giàu màu sắc hơn.
Văn học trung đại Việt Nam được tô vẽ thành nhiều thể loại khác nhau với nhiều đặc trưng nổi bật. Tìm hiểu về văn học trung đại Việt Nam bạn sẽ bước vào một thế giới rộng lớn với nhiều thanh âm về con người, sự vật, những giá trị văn hóa thú vị của đất nước thời phong kiến.
2. Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam ghi dấu ấn trong gần 10 thế kỉ với hàng loạt các tác phẩm ấn tượng, muôn màu muôn vẻ. Để tìm hiểu sâu hơn về văn học trung đại Việt, bạn cần biết về các đặc điểm văn học trung đại Việt Nam nổi bật nhất như:
2.1. Sự nổi bật của tính song ngữ trong văn học trung đại
Đặc điểm nổi bật đầu tiên dễ dàng nhận thấy nhất của văn học trung đại Việt Nam là tính song ngữ giữa chữ Hán và chữ Nôm trong các tác phẩm.
Trong khoảng thời gian từ đầu thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 14, văn hóa Hán và chữ Hán phổ biến rộng rãi tại nước ta và trở thành ngôn ngữ sáng tác chủ đạo của nhiều nhà thơ, nhà văn. Tuy nhiên, các giá trị Việt như lòng yêu nước, tinh thần dân tộc vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.
Đặc điểm của văn học chữ Hán và chữ Nôm:
– Giống nhau: Đều là văn học viết của người Việt. Mang những đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam về cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Có một cố thể loại tiếp thu từ Trung Quốc.
– Khác Nhau:
- Văn học chữ Hán: Ra đời sớm ( từ thế kỷ X ) được viết bằng chữ hán được tiếp thu từ văn học của Trung Quốc bao gồm thơ và văn xuôi.
- Văn học chữ Nôm: Ra đời muộn hơn ( khoảng cuối thế kỉ XIII) được viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh những thể loại tiếp thu từ Trung Quốc là những thể loại văn học của dân tộc ta và chủ yếu là thơ.
2.2. Kế thừa những giá trị tinh túy của văn học dân gian
Văn học dân gian đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt.
Tiếp cận các tinh hoa của văn học dân gian từ nhiều góc độ khác nhau như đề tài, các thể loại, ngôn từ, quan niệm thẩm mỹ,…, các tác phẩm văn học trung đại như thơ ca, văn xuôi chữ Hán, truyện chữ Nôm,… mang một màu sắc vô cùng chân thực, gần gũi.
Sự giao thoa giữa hai nền văn học giúp cho văn học Việt Nam được hoàn thiện, trở nên phong phú, giàu màu sắc hơn.
2.3. Chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn giáo
Các tư tưởng tôn giáo là yếu tố tác động mạnh mẽ đến văn học trung đại Việt Nam. Các học thuyết Phật Pháp, Đạo, Nho giáo,… tạo nên một vũ trụ rộng lớn với những tư tưởng phong phú về thiên nhiên, con người, các giá trị đạo đức.
Tư tưởng tôn giáo đã tác động và để lại những dấu ấn rõ nét như hình thức hạn chế thể hiện tâm tư, tình cảm; dệt nên các bài học về đạo đức, uốn nắn nhẹ nhàng; phân biệt văn học thành 2 đối trọng linh thiêng – phàm tục,…
3. Các thể loại văn học trung đại
Văn học trung đại Việt nổi bật với hai thể loại riêng biệt là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
3.1. Văn học chữ Hán
Các thành phần của văn học chữ Hán xuất hiện sớm và len lỏi trong suốt trong quá trình phát triển của văn học trung đại. Thở và văn xuôi chữ Hán phát triển ấn tượng với các bài chiếu, chương hồi,.hịch, ký sự, tiểu thuyết, các bài phú, thơ Đường Luật,…
Một số tác phẩm văn học chữ Hán nổi tiếng của văn học trung đại Việt có thể kể đến như: Nguyễn Trãi – Đại cáo bình Ngô – thể loại Cáo, Phạm Ngũ Lão – Thuật hoài – Thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, Trương Hán Siêu – Bạch Đằng giang Phú – Phú,…
3.2. Văn học chữ Nôm
Văn học chữ Nôm là các sáng tác bằng chữ Nôm, xuất hiện muộn hơn văn học chữ Hán nhưng phát triển mạnh mẽ tới hết thời kỳ văn học trung đại Việt.
Với văn học chữ Nôm, các tác phẩm chủ yếu là thơ, khá ít văn xuôi. Nổi tiếng và phổ biến nhất phải kể đến các thể loại văn học truyện thơ lục bát, ngâm khúc – thể song thất lục bát, thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn,…
Một số tác phẩm văn học chữ Nôm nổi tiếng phải kể đến Hồng Đức Quốc âm thi tập – Lê Thánh Tông ᴠà hội Tao Đàn, chùm thơ Nôm – Nguyễn Khuyến,…
4. Các giai đoạn của văn học trung đại
Các giai đoạn lịch sử của nền văn học trung đại Việt Nam kéo dài từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được chia làm 4 giai đoạn với 4 dấu mốc đặc biệt khác nhau:
4.1. Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV:
Thế kỉ X mở ra thời kì độc lập thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam trong suốt một thời gian dài. Các tác phẩm văn học trung địa thời kì này chủ yếu xoay quanh các nội dung về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Một số tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này phải kể đến Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu),…
Đến cuối thế kỉ XIII, văn học chữ Nôm xuất hiện với các hình thức đa dạng như ngâm khúc, truyện thơ, phú, văn tế,… vẽ nên bức tranh đời sống người Việt thời bấy giờ.
4.2. Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
Trong giai đoạn này, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển song hành. Bên cạnh các nội dung yêu nước, tinh thần dân tộc, văn học trung đại thời kỳ này đã xuất hiện hình thức phê phán hiện thực xã hội phong kiến một cách đặc sắc.
Văn học chữ Hán thời kỳ này tạo dấu ấn từ 2 thể loại văn chính luận, văn xuôi tự sự như Nguyễn Dữ với tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, Lê Thánh Tông với Thánh Tông di thảo tương truyền,…
Văn học chữ Nôm thời kỳ này đã bắt đầu có sự kết hợp cùng các thể loại tiếp nhận từ thơ văn Trung Quốc cùng thời cùng các thể loại đặc trưng của thơ ca Việt như thơ theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn; khúc ngâm thể song thất lục bát; diễn ca lịch sử thể lục bát và song thất lục bát…
4.3. Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Giai đoạn đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX chứng kiến sự suy thoái của chế đồ phong kiến, các cuộc khởi nghĩa nông dân,… Văn học trung đại này phát triển với một màu sắc hoàn toàn mới khác hẳn với trước đó.
Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với tiếng nói thầm kín của người phụ nữ thời bấy giờ bắt đầu lan tỏa. Các tác phẩm nổi tiếng giai đoạn này phải kể đến: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), tuyệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du,…
Thế giới nội tâm thầm kín của con người được bày tỏ, diễn giải qua thơ văn bằng cả hai hình thức văn xuôi và văn vần, chữ Hán và chữ Nôm.
4.4. Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ XIX
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX biến động mạnh mẽ với sự kiện thực dân Pháp xâm lược mở ra thời kì thực dân nửa phong kiến kéo dài hơn nửa thế kỷ. Chủ nghĩa yêu nước một lần nữa rực cháy trong văn học trung địa nhưng mang âm hưởng hoàn toàn mới hào hùng, bi tráng hơn.
Thơ ca trữ tình, trào phúng ghi nhận những ngôi sao sáng như Tú Xương, Nguyễn Khuyến,… Đây cũng là giai đoạn chữ Quốc Ngữ xuất hiện và trở thành ngôn ngữ chính thức cho các tác phẩm văn học cho tới ngày nay.
Hy vọng với bài viết trên của Học Thông Minh, các bạn học sinh đã có cái nhìn tổng quan nhất về văn học trung đại Việt Nam. Tìm hiểu về nguồn gốc, các thể loại, sự thay đổi của văn học trung đại Việt qua từng thời kỳ, bạn không chỉ cảm nhận về sự đồ sộ của văn học Việt mà còn có cái nhìn rộng lớn về văn hóa, đời sống tinh thần của người Việt trong thời kỳ phong kiến.Cùng làm ngay các bài tập luyện thi trắc nghiệm online môn Ngữ Văn và các môn học khác để đạt điểm cao trong các kỳ thi sắp tới ngay thôi!