Học khối a làm nghề gì? Các ngành học khối A lương cao nhất hiện nay
Mỗi mùa tuyển sinh đại học là mùa các bạn học sinh phải cân nhắc nên chọn khối xét tuyển nào, chọn ngành nghề nào… Đặc biệt trong việc lựa chọn tổ hợp môn, điều này vừa phụ thuộc vào thế mạnh học tập của các em vừa phải đánh giá khối nào được các trường đại học sử dụng xét tuyển. Khối A là khối được rất nhiều các trường đại học sử dụng xét tuyển, trong bài viết dưới đây cùng tìm hiểu xem học khối A làm nghề gì nhé.
1. Thi đại học khối a gồm những môn gì?
Cụ thể các tổ hợp thuộc khối A bao gồm:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- A02: Toán, Vật lí, Sinh học
- A03: Toán, Vật lí, Lịch sử
- A04: Toán, Vật lí, Địa lí
- A05: Toán, Hóa học, Lịch sử
- A06: Toán, Hóa học, Địa lí
- A07: Toán, Lịch sử, Địa lí
- A08: Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân
- A09: Toán, Địa lý, Giáo dục công dân
- A10: Toán, Lý, Giáo dục công dân
- A11: Toán, Hóa, Giáo dục công dân
- A12: Toán, Khoa học tự nhiên, KH xã hội
- A14: Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lí
- A15: Toán, KH tự nhiên, Giáo dục công dân
- A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
- A17: Toán, Vật lý, Khoa học xã hội
- A18: Toán, Hóa học, Khoa học xã hội
2. Học khối A làm nghề gì? Các ngành đại học khối A
2.1. Ngành Công nghệ thông tin
Có thể nói công nghệ thông tin là một trong những ngành thiếu nhân lực lớn hiện nay vì yêu cầu cao trong công việc cũng như cường độ làm việc cao. Nhưng đây cũng chính là một trong những yếu tố cho thấy công nghệ thông tin đang mở ra cơ hội cho nhiều người.
Cụ thể, số lượng nhân sự ngành công nghệ thông tin hiện nay đang thiếu khoảng 190.000 người. Tổng số sinh viên ra trường hàng năm vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đều đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin vì vậy nhu cầu về nhân sự càng cao hơn bao giờ hết.
Các chuyên ngành của ngành công nghệ thông tin
Những chuyên ngành chính của công nghệ thông tin có thể kể đến:
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
- Kỹ thuật mạng
- Công nghệ phần mềm
- Hệ thống quản lý thông tin
- Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
- An toàn thông tin
- Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Học công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Các vị trí công việc mà sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể đảm nhận sau khi ra trường là:
- Lập trình viên chế tạo phần mềm
- Chuyên viên kiểm thử, đảm bảo chất lượng phần mềm
- Chuyên viên thiết kế các hệ thống số, hệ thống nhúng và hệ thống điều khiển
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính
- Kỹ sư trong các dự án phát triển, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng
- Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám…)
- Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát, phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT
- Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lĩnh vực truyền thông xã hội và công nghệ web
Mức lương của ngành công nghệ thông tin là bao nhiêu?
Có rất nhiều mức lương dành cho nhân viên công nghệ thông tin phụ thuộc vào kinh nghiệm của các bạn trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, mức lương cơ bản cho các bạn sinh viên mới ra trường cho các vị trí như: thiết kế website, bảo trì và vận hành website khoảng từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng/tháng.
Với một số bạn đã có kinh nghiệm làm việc sẽ nhận được mức lương cao hơn so với trung bình từ 10.000.000 đến 12.000.000 triệu.
2.2. Ngành an ninh quốc phòng
Ngành tiếp theo thu hút rất nhiều bạn nam và sử dụng khối A làm khối xét tuyển là khối ngành an ninh quốc phòng.
Nguyên nhân khiến ngành này thu hút nhiều bạn học sinh như vậy là vì: được nhà nước tài trợ toàn bộ học phí, chi phí ăn ở, đào tạo, môi trường kỷ luật, chuyên nghiệp, học viên được đảm bảo có vị trí phù hợp với công việc sau khi tốt nghiệp.
Các chuyên ngành của ngành an ninh quốc phòng
Nhóm ngành quân đội:
- Kỹ thuật quân sự
- Hậu cần quân sự
- Kỹ thuật hàng không, Chỉ huy Tham mưu phòng không
- Trinh sát kỹ thuật
- Ngành Biên phòng
- Ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
- Ngành Chỉ huy tham mưu lục quân
- Ngành Chỉ huy tham mưu pháo binh
- Ngành Chỉ huy kỹ thuật Công binh
- Ngành Chỉ huy tham mưu thông tin
- Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng thiết giáp
- Ngành Chỉ huy tham mưu Đặc công
- Ngành Chỉ huy kỹ thuật Hóa học
Nhóm ngành công an:
- Trinh sát an ninh; Điều tra hình sự
- Quản lý Nhà nước về ANTT
- Tham mưu, chỉ huy CAND
- Ngành An toàn thông tin
- Trinh sát Cảnh sát; Điều tra Hình sự Kỹ thuật Hình sự
- Quản lý hành chính nhà nước về An ninh trật tự
- Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Kỹ thuật CAND: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử – viễn thông
- Xây dựng lực lượng CAND
Học ngành an ninh quốc phòng ra trường làm gì?
Sau khi ra trường, các bạn học chuyên ngành quốc phòng an ninh thường ứng tuyển vào những công việc như sau:
- Giảng viên đào tạo môn Giáo dục quốc phòng thuộc các trường cấp 2, cấp 3, trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
- Cán bộ công tác tại các cơ quan chính trị, chuyên trách về quốc phòng, an ninh.
Công việc dành cho các bạn học quốc phòng an ninh khá ít nhưng rõ ràng về nghề nghiệp sau khi ra trường.
Mức lương của ngành an ninh quốc phòng là bao nhiêu?
Nhìn chung, mức lương của ngành quốc phòng an ninh sau khi ra trường sẽ nhỉnh hơn so với những ngành nghề khác. Cụ thể:
- Các cán bộ quản lý giáo dục sẽ được nhận mức lương từ 7 đến 9 triệu đồng.
- Giảng viên môn giáo dục quốc phòng tại các trường THPT có mức từ 7 đến 10 triệu đồng.
- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng: trên 10 triệu
- Nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu trực thuộc bộ Quốc Phòng: mức lương có thể cao hơn.
Xem thêm: kinh nghiệm ôn thi đại học khối A hiệu quả
2.3. Khối ngành kinh tế
Khối ngành tiếp theo sử dụng khối A để xét tuyển đó chính là khối ngành kinh tế. Ngành này hấp dẫn nhiều đối tượng vì nền kinh tế của nước ta đang cực kỳ phát triển, mở ra cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ.
Các chuyên ngành của ngành kinh tế
- Kinh tế
- Quản trị kinh doanh
- Kinh doanh quốc tế
- Kinh doanh thương mại
- Marketing
- Tài chính Ngân hàng
- Kế toán
- Toán kinh tế
- Thống kê kinh tế
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
- Quản trị khởi nghiệp
- Quản trị marketing
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản trị logistics
- Quản trị nhân sự
- Quản trị tài chính
- Quản trị kinh doanh quốc tế
- Quản trị thương mại
Học ngành kinh tế ra trường làm gì?
Các bạn sinh viên kinh tế sau khi tốt nghiệp có rất nhiều lựa chọn về việc làm, các vị trí nổi bật được các bạn lựa chọn ứng tuyển như:
- Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính
- Chuyên viên phân tích dữ liệu
- Nhà hoạch định tài chính
- Kế toán
- Nhà nghiên cứu kinh tế
- Cố vấn tài chính
- Nhà đầu tư
- Nhân viên bảo hiểm
- Làm việc trong các cơ quan Nhà nước
- Marketing
- Phân tích tài chính
- Phân tích dữ liệu
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Nhân viên telesale
- Kiểm toán viên
- Tư vấn viên
- Nhân viên hành chính văn phòng
- Trưởng P. Hành chính nhân sự
- Trưởng P. Marketing
- Trưởng P. Kinh doanh
- Trưởng P. Kế toán
- Giám đốc tài chính – CFO
- Giám đốc marketing – CMO
- Giám đốc kinh doanh – CCO
- Giám đốc điều hành – CEO
Mức lương của khối ngành kinh tế là bao nhiêu?
Mức lương khởi điểm cho các bạn sinh viên kinh tế mới ra trường rơi vào khoảng 8 đến 10 triệu đồng 1 tháng và sẽ tăng dần theo kinh nghiệm hoặc thời gian làm việc.
Đặc biệt, ngành nghề kinh tế mở ra rất nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao cho các bạn lựa chọn. Mức lương cao nhất ở các vị trí như Giám đốc điều hành, Giám đốc Marketing… có mức lương khoảng trên 100 triệu đồng 1 tháng.
2.4. Khối ngành kỹ thuật
Cuối cùng là khối ngành dành cho những bạn yêu thích làm việc với phần mềm, máy móc. Riêng nhóm ngành này có số lượng đăng ký cực kỳ đông do sự phát triển của công nghệ và mức lương dành cho các bạn cũng rất cao.
Các chuyên ngành của khối ngành kỹ thuật
- Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật điện tử – viễn thông
- Công nghệ thông tin; Kỹ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Kỹ thuật dữ liệu
- Công nghệ Robot và trí tuệ nhân tạo
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật Y sinh; Công nghệ chế tạo máy
- Công nghệ, kỹ thuật cơ –điện tử; Công nghệ cơ khí
- Kỹ thuật công nghiệp
- Kỹ thuật gỗ và nội thất
- Kỹ thuật xây dựng: Kỹ thuật công trình xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
- Công nghệ Ô tô
- Công nghệ nhiệt lạnh
- Công nghệ may
- Kỹ thuật Dệt
- Công nghệ thực phẩm
- Công nghệ sinh học
Học khối ngành kỹ thuật ra trường làm gì?
Có thể nói, khối ngành kỹ thuật có đóng góp to lớn vào hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế của nước ta. Vì vậy mà có rất nhiều ngành nghề cho các bạn sinh viên sau khi ra trường lựa chọn:
- Kỹ sư vận hành máy móc
- Kỹ sư giám sát sản xuất phụ tùng
- Kỹ sư lắp ráp ô tô
- Kỹ thuật xây dựng
- Nhân viên sửa chữa, bảo dưỡng ô tô
- Kỹ sư thiết kế
- Kỹ sư nghiên cứu phát triển
- Cố vấn kỹ thuật
- Cố vấn dịch vụ
- Điều phối sản xuất, sửa chữa
- Quản lý xưởng, gara
- Giảng viên tại các trường đại học công nghệ
Mức lương của khối ngành kỹ thuật là bao nhiêu?
Mức lương của khối ngành kỹ thuật cũng như những ngành khác dành cho các bạn sinh viên mới ra trường rơi vào khoảng 7 đến 10 triệu một tháng.
Với ngành kỹ thuật, các bạn có triển vọng phát triển hơn và nhận được mức lương cao hơn so với kinh nghiệm hoặc độ tuổi.
3. Những ngành nghề nào khối A lương cao?
Từ những thông tin trên có thể thấy ngành nghề nào cũng có mức lương khởi điểm là từ 7 đến 10 triệu đồng 1 tháng. Tuy nhiên, một số ngành có thể đem lại cho bạn nguồn thu nhập nhỉnh hơn so với mặt bằng chung như: nhân viên marketing, nhân viên công nghệ thông tin, nhân viên phân tích dữ liệu, nhân viên phân tích tài chính… Nhìn chung, những bạn học lực khá nên chọn ngành nào khối A nhưng các bạn sinh viên vẫn cần trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc để có mức lương cao đúng với mong muốn.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo chọn khối thi đại học sao cho phù hợp để đưa ra quyết định hợp lý với tương lai của chính mình.
Trên đây là một vài gợi ý mà Học Thông Minh cho các bạn muốn tìm hiểu học khối A làm nghề gì, nếu bạn vẫn chưa biết các ngành nghề sử dụng khối A để xét tuyển, tham khảo ngay bài viết trên nhé.