Môn Lịch Sử thường được coi là nỗi “ám ảnh” với các bạn học sinh vì quá nhiều các thông tin và sự kiện cần nhớ. Tuy nhiên, đây cũng là một trong các môn học chủ chốt, đóng vai trò quyết định với các bạn học sinh có mong muốn và định hướng vào các ngành học các khối xã hội. Vậy làm thế nào để học Sử hiệu quả hơn? Cùng xem sơ đồ tư duy có thể hỗ trợ các bạn học sinh như thế nào và cách vẽ sơ đồ tư duy môn Sử đẹp và sáng tạo nhất nha!

 

cách vẽ sơ đồ tư duy môn lịch sử đẹp và sáng tạo
Cách vẽ sơ đồ tư duy môn lịch sử đẹp và sáng tạo

1. Sơ đồ tư duy là gì? 

Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp ghi nhớ hiệu quả khi sử dụng kỹ năng nghe hoặc xem để phân tích kiến thức và liên kết chúng lại. Trong học tập, sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp sử dụng các văn bản hoặc tranh ảnh để trình bày kiến thức làm cho việc học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

 

 Trong công việc, nghiên cứu, sơ đồ tư duy có thể sử dụng như một phương pháp giúp ghi nhớ và đạt đến kết quả cao. Phương pháp này làm cho bạn nhanh chóng nhận biết, phân tích tình huống và giải quyết các vấn đề riêng lẻ. Sử dụng sơ đồ tư duy để phát huy tối đa những năng lực tư duy của não bộ. 

 

2. Những lợi ích của việc học qua sơ đồ tư duy môn Lịch Sử

Học Lịch Sử qua sơ đồ tư duy mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau cho các bạn học sinh. Đó là những lợi ích gì?

 

2.1. Tăng khả năng ghi nhớ 

Kỷ lục gia siêu trí nhớ thế giới Nguyễn Phùng Phong đã có chia sẻ rằng: “Bộ não của con người có hai bán cầu: bán cầu não trái và não phải. Bán cầu não trái xử lý con số, chữ viết, những gì liên quan đến logic. Còn bán cầu não phải xử lý những gì liên quan đến hình ảnh, màu sắc, cảm xúc, âm nhạc… Trong học tập, các em học sinh ghi chép và ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy chính là sử dụng kết hợp 2 bán cầu não, vận dụng hình ảnh, màu sắc để ghi nhớ dễ dàng mọi thứ.”

Môn Lịch sử thường có những bài học dài và nhiều dữ kiện, con số sát nhau, vì vậy càng phù hợp để các em ứng dụng Sơ đồ tư duy để hệ thống và phân tách rõ ràng nội dung từng sự kiện. 

 

2.2. Gợi hứng thú học tập cho học sinh

Bằng việc học qua sơ đồ tư duy môn Lịch Sử, những bài học từ các con số, chữ cái khó hiểu sẽ được chuyển đổi thành hình dạng, sắc màu, có cấu trúc phù hợp, đúng với sự tiếp thu kiến thức, khiến cho việc ôn tập trở nên thoải mái, vui vẻ. Đặc biệt, mỗi em được tự xây dựng đề cương bài học theo quan điểm của mình khiến cho việc học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng khiến thí sinh hào hứng hơn rất nhiều. 

 

2.3. Tối giản số lượng kiến thức cần nhớ 

Lịch Sử là môn học có số lượng kiến thức cần nhớ nhiều nhất với hệ thống các mốc thời gian khó nhằn. Thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy môn Lịch Sử, các bạn học sinh có thể dễ dàng hệ thống và ghi nhớ các thông tin về môn học dễ dàng hơn. 

 

2.4. Tăng tính tương tác trong giờ học

Nếu như trước đây, môn Sử là một học được xem là “nhàm chán” trong chương trình học bởi hình thức nghe giảng và ghi chép, thì nhờ có sơ đồ tư duy, môn Lịch Sử phần nào đã bớt khô khan và khó thuộc. Các em học sinh có thể học và thực hành vẽ sơ đồ tư duy môn Lịch Sử theo nhóm, giúp các em có thời gian thực hành và trao đổi với nhau, tạo nên sự hào hứng khi thực hiện làm bài, ghi nhớ bài học tốt hơn. 

 

>>Đọc thêm: Cách học môn Sử hiệu quả 

 

cách vẽ sơ đồ tư duy môn lịch sử
Lợi ích của việc học qua sơ đồ tư duy 

 

3. Cách vẽ sơ đồ tư duy môn Lịch Sử nhanh chóng và sáng tạo

Các em học sinh có thể lựa chọn hệ thống theo chương hoặc giai đoạn lịch sử hình thành để vẽ một sơ đồ tư duy hiệu quả và phù hợp với bản thân mình nhất. Dưới đây là gợi ý để tạo một sơ đồ tư duy môn Lịch Sử hiệu quả mà Học Thông Minh muốn giới thiệu đến bạn: 

 

Bước 1: Xác định ý chính, từ khóa chính của sơ đồ. Việc xác định từ khóa rất quan trọng trong việc thể hiện sơ đồ tư duy môn Lịch Sử, đánh dấu các bước ngoặt thời gian xảy ra trong dòng sự kiện

 

Bước 2: Bắt đầu từ trung tâm “lõi” kiến thức. Đây là cách sử dụng phổ biến nhất để vẽ sơ đồ tư duy. 

 

Bước 3: Vẽ các nhánh chính. Từ lõi tâm, các em học sinh có thể phát triển các nhánh chứa các tiêu đề phụ, các tiêu đề có thể cân chỉnh để có thể dễ dàng theo dõi, ví dụ viết hoa và viết thường dần dần. 

 

Bước 4: Vẽ các nhánh ở cấp nhỏ hơn. Học sinh có thể vẽ tiếp nối các nhánh nhỏ vào các nhánh lớn. Chú ý, hãy sử dụng màu sắc đồng điệu để thể hiện một ý hoặc một sự kiện lịch sử trong bài, tránh sử dụng các màu sắc rối rắm, gây khó chịu và khó hình dung 

 

Bước 5: Trang trí. Các em học sinh hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh hay các kí hiệu, hình vẽ để tối giản sơ đồ, giảm bớt số lượng chữ trong sơ đồ tư duy. TYuy nhiên, các em lưu ý chỉ sử dụng những tranh ảnh thật sự có liên quan đến bài học, không sử dụng những tranh ảnh không có sự liên kết tới nội dung của bài nhé!

 

Một ví dụ vẽ sơ đồ tư duy môn Lịch Sử: Kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-2000, ta có thể vẽ như sau:

  • Lấy 1919 – 2000 làm lõi của sơ đồ 
  • Từ trung tâm, ta có thể phân thành 5 nhánh lớn: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-2000
  • Từ các nhánh lớn, ta tiếp tục phát triển các nhánh nhỏ, mỗi nhánh tương ứng với một sự kiện đặc biệt. Ví dụ như: cuộc khai thác thuộc địa lần 2, Phong trào Dân tộc dân chủ, Phong trào vô sản,…

 

>>Đọc thêm: Cách học thuộc nhanh môn Sử 

 

sơ đồ tư duy môn lịch sử
Ví dụ về sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 

 

4. Một số lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 

Để việc học bài qua sơ đồ tư duy môn Lịch Sử được hiệu quả, lưu ý thứ nhất cho các bạn học sinh đó là nên tự vẽ sơ đồ tư duy của riêng mình. Trong thời gian làm sơ đồ tư duy, các em sẽ được hệ thống lại kiến thức một lần, và từ đó ghi nhớ các sự kiện, kiến thức một cách nhanh chóng hơn. Các em nên hạn chế sử dụng sơ đồ tư duy của người khác, vì sẽ gặp phải một sô hạn chế như khó hiểu và có thể hiểu sai ý người dùng.

 

Ngoài ra, trong quá trình thiết kế sơ đồ tư duy môn Lịch Sử, các em nên chú ý bám sát dòng sự kiện, thời gian trong sách giáo khoa, hạn chế quá sáng tạo mà đi vượt ra khỏi khuôn khổ kiến thức.

 

Lưu ý tiếp theo đó chính là tính súc tích. Một số em học sinh thường mắc phải lõi sử dụng quá nhiều câu chữ trong sơ đồ tư duy môn Lịch Sử, hãy sử dụng những từ khóa thật sự ngắn gọn nhé!

 

Nên sử dụng màu sắc khác nhau. Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử nên được sử dụng ít nhất 3 màu sắc trở lên. Màu sắc là một trong những phương pháp giúp tạo ấn tượng, tăng khả năng ghi nhớ. Vì vậy, hãy sử dụng màu sắc hiệu quả giúp sơ đồ tư duy của mình trông thú vị hơn.

 

 

Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử là một trong những phương pháp hiệu quả giúp những kiến thức dày đặc trong môn Sử trở nên thú vị và dễ tiếp thu hơn. Ngoài ra, các bạn học sinh cũng được tự tin thể hiện tính sáng tạo và tư duy các nhân nhiều hơn. Vì vậy, hãy sử dụng sơ đồ tư duy để học tập, ghi nhớ và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Sử nhé! Để nâng cao kết quả thi không chỉ môn sử mà còn các môn học khác, hãy tham khảo và đăng ký tài khoản luyện tập tại hocthongminh.com ngay hôm nay!