Phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh đạt điểm cao
Trong môn học Ngữ văn, các loại văn bản như văn miêu tả, văn tự sự hay văn biểu cảm đã không quá xa lạ với chúng ta. Nhưng để viết được một bài văn hay thì học sinh cần vận dụng nhiều kỹ năng như cách trình bày, giải thích, diễn đạt,… Hôm nay, Học Thông Minh sẽ giới thiệu đến các em những phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh đơn giản dễ áp dụng.
1. Tìm hiểu khái niệm văn thuyết minh?
Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhất trong đời sống. Chúng cung cấp đến người đọc một “kho tàng tri thức” mới về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu hoặc giải thích.
Làm văn thuyết minh cần đảm bảo sự khách quan, tính xác thực trong nội dung. Đồng thời, ngôn từ phải rõ ràng, lập luận chặt chẽ và có tính thuyết phục đối với người đọc.
Bài viết liên quan: tìm hiểu chung về văn nghị luận
2. Phương pháp làm bài văn thuyết minh
Để bài văn thuyết minh được hay hơn, thu hút người đọc thì người viết cần nắm chắc các phương pháp làm bài văn thuyết minh như liệt kê, số liệu, nêu ví dụ,…
Dưới đây là các phương pháp thuyết minh dành cho bạn để có được một bài văn hoàn hảo, hay nhất.
2.1. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Với phương pháp đầu tiên, người viết có thể áp dụng phương pháp này bằng cách nêu ra định nghĩa, giải thích về một sự vật, hay hiện tượng thuyết minh. Mục đích của phương pháp thuyết minh là làm sáng tỏ, tường minh về ý nghĩa của đối tượng mà người viết muốn hướng tới.
Ví dụ, văn thuyết minh là gì? Người viết sẽ giải thích khái niệm “văn thuyết minh”. Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhất trong đời sống. Chúng là nguồn tri thức cung cấp đến người đọc những đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
2.2. Phương pháp liệt kê
Xét trong các phương pháp thuyết minh thường dùng, chắc chắn không thể bỏ qua phương pháp liệt kê.
Khi viết văn thuyết minh, rất nhiều người đã ứng dụng phương pháp này vào trong bài viết của mình. Bạn chỉ cần chỉ ra các đặc điểm, tính chất, phương diện của đối tượng cần thuyết minh theo một trình tự nhất định là được.
Ví dụ: Mùa thu luôn là một chủ đề sáng tác của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng. Chúng xuất hiện trong một số tác phẩm như Thu cô liêu (Văn Cao), Mùa thu cho em (Ngô Thụy Miên), Không còn mùa thu (Việt Anh), Mùa thu ru em (Đức Huy),… Mỗi nét thu đều khiến người nghe xao xuyến, động lòng và khó quên.
2.3. Phương pháp dùng số liệu
Nhắc đến các phương pháp thuyết minh thường gặp, phương pháp dùng số liệu là một trong những phương pháp đơn giản, hữu dụng được người viết lựa chọn rất nhiều.
Áp dụng vào bài, người viết chỉ cần đưa ra những con số cụ thể nhằm tăng tính thuyết phục cho bài viết. Nhờ phương pháp này, bài văn thuyết minh của bạn sẽ có độ tin cậy cao hơn rất nhiều.
2.4. Phương pháp nêu ví dụ
Phương pháp nêu ví dụ là cách người viết sẽ đưa vào những dẫn chứng cụ thể, thực tế nhằm tăng tính thuyết phục cho bài văn thuyết minh.
Trong cách làm bài văn thuyết minh, phương pháp nêu ví dụ cần được lấy sát với thực tế đời sống xã hội nhất, đồng thời cần có tính sinh động để giúp bài văn dễ hiểu, thuyết phục người đọc.
2.5. Phương pháp so sánh
Để người đọc dễ hình dung, nắm chắc đối tượng thuyết minh thì phương pháp so sánh sẽ là một trong những phương pháp thuyết minh hữu dụng nhất.
Người viết sẽ lựa chọn đối tượng thuyết minh, sau đó so sánh cùng một đối tượng khác có những nét tương đồng để thấy rõ được đặc điểm, tính chất, sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng.
Đây chính là một trong những cách làm văn thuyết minh trở nên có “hồn”, thu hút người đọc hơn mà vô cũng dễ hiểu.
2.6. Phương pháp phân loại, phân tích
Trong phương pháp làm bài văn thuyết minh, phương pháp phân loại – phân tích bạn có thể hiểu đơn giản chính là cách phân chia từng chi tiết, yếu tố hay đặc điểm của đối tượng thuyết minh.
Ưu điểm của phương pháp này giúp cho bài văn có tính khách quan, đầy đủ và dễ hiểu nhất. Từ đó, góc nhìn của người đọc cũng dễ dàng đón nhận, yêu thích văn phong của người viết.
Văn thuyết minh là kiến thức Ngữ Văn tương đối quan trọng mà các em học sinh lớp 10 cần chú ý để có thể hoàn thành tốt các bài kiểm tra Ngữ văn của mình. Do đó, các em hãy luyện tập trắc nghiệm văn 10 ngay hôm nay để đạt điểm thật cao nhé!
3. Cách làm bài văn thuyết minh
Để có một bài văn thuyết minh hay nhất, đạt điểm cao trong môn học. Người viết cần nắm chắc các bước làm bài văn thuyết minh dưới đây nhé.
- Bước 1: Trước khi viết văn thuyết minh, bạn cần xác định rõ đối tượng thuyết minh. Tiếp đó, tìm hiểu thông tin và ghi chép lại các tư liệu có liên quan đến đối tượng và có thể phục vụ cho bài viết.
- Ngoài ra, cần lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp và sử dụng ngôn từ chính xác, hợp lý để làm nổi bật được đặc điểm của đối tượng.
- Bước 2: Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh,
- Bước 3: “Bắt tay” vào viết bài văn thuyết minh của mình.
4. Cách lập dàn ý bài văn thuyết minh theo đúng bố cục
Nhiều bạn còn đang “chững” lại ở phần lập dàn ý bài văn thuyết minh. Đừng quá lo lắng, sau đây sẽ là cách viết 1 bài văn thuyết minh chuẩn theo bố cục 3 phần mở bài, thân bài và kết bài.
4.1. Mở bài
Đối với mở bài văn thuyết minh, người viết cần giới thiệu được chủ đề, đối tượng mình muốn thuyết minh. Đồng thời, bạn cũng nên gợi mở cho người đọc về “nhân vật” chính trước khi đi vào chi tiết.
4.2. Thân bài
Trong cách viết văn thuyết minh, thân bài sẽ là phần dài nhất và chứa nội dung chi tiết, cụ thể về đối tượng mà người viết đã chọn để viết.
Tại thân bài của văn thuyết minh, bạn hãy trình bày chi tiết về đặc điểm, tính chất, sự kiện hay bản chất của sự vật, hiện tượng. Đây chính là phần giải thích về nguồn gốc, nguyên nhân, cấu tạo và chức năng của đối tượng để cung cấp nguồn thông tin chính xác nhất đến người đọc.
4.3. Kết bài
Đối với cách làm văn bản thuyết minh, tuy kết bài là phần “đóng” của bài viết. Thế nhưng, bạn cũng cần gây được sự chú ý, ấn tượng nhất sao cho người đọc sẽ ghi nhớ được tác phẩm của mình.
Phần thân bài người viết cần đánh giá chung về đối tượng thuyết minh, tổng kết lại nội dung toàn bài thật cô đọng, súc tích và có điểm nhấn nhất.
5. Lưu ý trong cách làm bài văn thuyết minh
Ngoài những nội dung trên, khi làm bài văn thuyết minh bạn cũng cần lưu ý đến một số điểm sau trong cách làm một bài văn thuyết minh.
- Cần xác định rõ đối tượng thuyết minh. Hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin về đối tượng, càng nhiều thông tin, chi tiết hay sẽ giúp bài văn của bạn có tính xác thực, thuyết phục càng cao.
- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý nhất, tránh tình trạng lặp ý hay sót ý khiến bài văn trở nên lủng củng, rời rạc và không có sự logic.
- Nên lập dàn ý trước khi viết bài để đảm bảo bài văn thuyết minh đầy đủ ý nhất.
- Sau khi hoàn thành bài văn thuyết minh, cần đọc và soát lại một lần nữa để tránh bỏ sót lỗi. Đồng thời, việc này giúp đảm bảo bài văn được mạch lạc, trôi chảy nhất.
Trên đây là kiến thức về phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh mà giúp tôi muốn cung cấp đến các bạn. Mong rằng người viết, nhất là các em học sinh sẽ có được những bài văn hay nhất, đạt điểm cao trong quá trình học tập của mình. Ngoài các nội dung trên, Học Thông Minh còn có rất nhiều các nội dung hữu ích, phong phú và cả các bài luyện thi trắc nghiệm online rất hay đó, bạn đã thử chưa?