Nghị luận văn học là dạng bài văn không thể thiếu trong mọi đề thi văn. Với dạng bài văn này, bạn cần có kiến thức sâu rộng về tác giả, tác phẩm cùng vốn từ phong phú để phân tích. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn học cách làm bài văn nghị luận văn học một cách dễ dàng hơn.

1. Nghị luận văn học là gì?

Như chúng ta đã biết văn nghị luận là dạng bài văn sử dụng các lý lẽ để bàn bạc, chứng minh, thuyết phục người khác về vấn đề mà mình đang nói đến. Một bài văn nghị luận không thể thiếu lý lẽ, dẫn chứng xác thực. Có rất nhiều sắc thái khác nhau trong một bài văn nghị luận đến từ 3 phần lập luận, phân tích và phản biện. Nghi luận văn học là một 2 dạng bài văn nghị luận chính, nghị luận xã hội là nghị luận văn học.

 

1.1 Khái niệm nghị luận văn học

Nghị luận văn học là các bình luận của người viết về các vấn đề liên quan đến tác phẩm văn học như tác giả, tác phẩm, nhân vật, chi tiết trong tác phẩm. Thông qua đó, người viết thể hiện tình cảm, suy nghĩ, thái độ của bản thân về nội dung tác phẩm. Có thể là đồng tình hoặc các phản ứng chê trách, chất vấn lại với tác giả. 

Nghị luận văn học
Nghị luận văn học là bài viết cần dành nhiều thời gian nhất của bài thi

1.2. Phân loại nghị luận văn học

Có hai kiểu nghị luận văn học phổ biến là nghị luận về thơ ca và nghị luận về văn xuôi. Mỗi dạng sẽ có cách viết bài văn nghị luận văn học khác nhau.

Trong đó, nghị luận văn học về thơ ca bao gồm các nội dung về ý nghĩa, nghệ thuật của bài thơ đó. Khi phân tích nghị luận văn học về thơ ca, người viết cần phân tích về hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nguồn cảm hứng, tâm tư của tác giả,… 

Còn lại, với nghị luận văn học về văn xuôi, người viết sẽ nêu những nhận xét, đánh giá của bản thân về nhân vật, tình huống trong tác phẩm.

2. Các bước làm bài văn nghị luận văn học

Khi cầm đề bài nghị luận văn học trên tay, nhiều học sinh sẽ cảm thấy khó khăn và lúng túng khi không biết phải bắt đầu từ đâu. Các bước làm bài văn nghị luận văn học dưới đây sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn và có một quá trình làm bài tốt:

2.1. Định hướng đề

Bước đầu tiên của các bước làm bài nghị luận văn học là đọc kỹ đề bài để nắm rõ yêu cầu và định hướng phân tích. Điều này sẽ giúp bạn tránh lạc đề, sai đề. Các vấn đề cần xác định được trong bước này phải chính là: thể loại, nội dung chính, giới hạn, các yêu cầu chính – phụ. 

2.2. Lập dàn ý

Liệt kê toàn bộ những nội dung quan trọng của tác phẩm sẽ giúp bạn định hướng được cách trình bày nghị luận văn học phù hợp với yêu cầu đề bài. 

Những vấn đề cần đề cập đến trong bài sẽ được xác định và sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Lập dàn ý càng chi tiết chính là phương pháp làm bài nghị luận văn học quan trọng nhất.

Dàn ý viết văn nghị luận văn học
Lập dàn ý càng cụ thể càng tốt

2.3. Viết bài

Bắt đầu viết bài dựa trên dàn ý vừa lập. Viết bài theo đúng trình tự mở thân kết với các nội dung lần lượt khái quát – phân tích – tổng hợp. Tuân thủ nguyên tắc phân tích nội dung trước rồi mới đến nghệ thuật sau. Chú ý lời văn cần mượt mà, có liên kết với nhau một cách hợp lý. 

2.4. Đọc lại bài

Đây là bước vô cùng quan trọng trong cách làm tốt bài văn nghị luận văn học mà nhiều bạn học sinh thường hay bỏ qua.

Với bất cứ dạng văn nào, bạn cũng cần đọc lại bài viết của mình và kiểm tra lại trước khi nộp bài. Quá trình đọc lại sẽ giúp bạn có thể nhìn tổng quan về bài viết của mình, biết được mình có bỏ sót phần nào không hay lỗi chính tả để sửa lại kịp thời.

3. Dàn ý của một số dạng bài nghị luận văn học

Sau khi hiểu nghị luận văn học là gì và các bước làm, để có thể làm tốt bài văn nghị luận văn học của mình, bạn cần nắm được cấu trúc của một bài văn đầy đủ. Dưới đây sẽ là dàn ý của một số dạng bài nghị luận văn học phổ biến mà bạn có thể tham khảo cho cách trình bày bài văn nghị luận văn học của mình:

3.1. Dàn ý dạng phân tích nhân vật

– Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát cảm nghĩ về nhân vật.

– Thân bài: 

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, đề tài, phong cách nghệ thuật đặc trưng, thuộc thời kì văn học nào,…
  • Giới thiệu về nhân vật: nhân vật là ai, có cuộc sống như thế nào, chân dung nhân vật ra sao,…
  • Phân tích sâu về nhân vật thông qua suy nghĩ, cử chỉ, hành động, lời nói, thế giới nội tâm, mối liên hệ với các nhân vật khác,…
  • Tổng hợp các ý kiến đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và đi sâu về nhận xét cách tác giả xây dựng nhân vật, rút ra được thông điệp mà nhân vật gửi gắm và khái quát thành thông điệp mà tác phẩm truyền tải.

– Kết bài: Khẳng định giá trị, sức sống của nhân vật cùng với tác phẩm.

Phân tích nhân vật là dạng đề phổ biến của nghị luận văn học
Phân tích nhân vật là dạng đề phổ biến của nghị luận văn học

3.2. Dàn ý dạng phân tích một chi tiết trong tác phẩm

– Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và chi tiết đặc sắc sẽ phân tích trong bài.

– Thân bài:

  • Giới thiệu về tác giả: cuộc đời, các tác phẩm nổi tiếng, phong cách nghệ thuật đặc trưng.
  • Giới thiệu về tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài, chủ đề,…
  • Khái quát về tình huống sẽ phân tích
  • Đi vào phân tích sâu tình huống, tập trung vào câu chữ, từ ngữ, lời nói của nhân vật hoặc cách miêu tả của tác giả. Từ đó khái quát lên vẻ đẹp của chi tiết, vẻ đẹp của nhân vật, khung cảnh mà tác giả miêu tả. 
  • Nhận xét tổng hợp về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, từ đó rút ra giá trị của chi tiết với toàn bộ tác phẩm. 
  • Rút ra thông điệp, ý nghĩa mà nhà văn muốn gửi gắm – tình cảm, thái độ của nhà văn. 

– Kết bài: Khẳng định giá trị của chi tiết với tác phẩm.

Mẫu đề bài phân tích một chi tiết trong tác phẩm
Mẫu đề bài phân tích một chi tiết trong tác phẩm

3.3. Dàn ý dạng phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật

– Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát cảm nghĩ về diễn biến tâm trạng nhân vật.

– Thân bài: 

  • Giới thiệu về tác giả: cuộc đời, các tác phẩm nổi tiếng, phong cách nghệ thuật đặc trưng.
  • Giới thiệu về tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài, chủ đề,…
  • Giới thiệu về nhân vật: nhân vật là ai, có cuộc sống như thế nào, chân dung nhân vật ra sao,…
  • Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật từ đầu tới cuối. Nêu lần lượt sự việc, tình huống đến hành động cử chỉ và làm nổi bật suy nghĩ, tâm tư, tình cảm mà nhân vật đang thể hiện. Từ đó khái quát nhân vật là người như thế nào; tính cách, các giá trị mà nhân vật đó thể hiện.
  • Tổng hợp về nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật của tác giả, miêu tả vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, ý nghĩa của nhân vật với tác phẩm. 

– Kết bài: Khẳng định giá trị, sức sống của nhân vật cùng với tác phẩm.

phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật
Mẫu dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật

 

4. Cách làm bài văn nghị luận văn học hay mọi học sinh nên biết

Có rất nhiều cách làm nghị luận văn học tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết cách xây dựng một bài văn nghị luận văn học hay, đúng hướng. Một số lưu ý trong cách làm văn nghị luận văn học haycách làm đoạn văn nghị luận văn học mà các bạn học sinh nên biết có thể kể đến:

  • Luôn lập dàn ý trước khi làm bài để tạo nên một trật tự mạch lạc, rõ ràng cho bài văn của mình. 
  • Nghị luận văn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên không thể giới hạn độ dài như nghị luận xã hội. Học sinh có cơ hội thể hiện suy nghĩ, trau chuốt câu từ, tạo nên những dòng phân tích sinh động, phong phú cho bài văn nghị luận văn học. 
  • Luôn luôn nắm chắc nội dung của tác phẩm, tác giả sẽ giúp bài nghị luận văn học đi đúng hướng và có nhiều ý tưởng viết bài. Ví dụ như thơ ca cần chú ý đến hình thức nghệ thuật, từ ngữ, cấu trúc bài thơ,… Còn văn xuôi cần chú ý đến cốt truyện, cách xây dựng nhân vật – tình huống,…
  • Một lưu ý quan trọng khi làm bài văn nghị luận xã hội đó là các em phải có vốn hiểu biết nhất định về kho tàng văn học dân gian Việt Nam

Hy vọng với bài viết mà Học Thông Minh chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đã đúc rút cho mình nhiều cách viết văn nghị luận văn học hiệu quả để sở hữu bài văn nghị luận văn học hay. Để trang bị thêm vốn kiến thức Văn học và các môn học khác một cách đầy đủ nhất, cùng làm ngày các bài luyện thi trắc nghiệm online với Học Thông Minh ngay thôi!