8 Biện Pháp Tu Từ Thường Gặp Trong Đề Thi THPT Môn Văn và Cách Nhận Biết Nhanh
Biện pháp tu từ là một phần kiến thức quan trọng rất thường xuyên xuất hiện trong đề thi Văn THPT và các bài kiểm tra trên lớp. Để giành trọn điểm ở mục này, thí sinh không chỉ cần nắm vững các kiến thức về các biện pháp tu từ mà còn cần phải hiểu được cách sử dụng và hiệu quả mà chúng mang lại khi sử dụng. Cùng Học thông minh tìm hiểu 8 biện pháp tu từ thông dụng nhất và cách sử dụng chúng nhé!
1. Biện pháp tu từ là gì?
Biện pháp tu từ được hiểu đơn giản là cách sử dụng ngôn từ, bao gồm cả từ ngữ, câu văn và đoạn văn, được sử dụng với mục địch tăng tính gợi cảm, hay tăng giảm mức độ quan trọng của vấn đề cần nói đến.
Mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ trong tiếng Việt là để làm nổi bật chủ thể đang được nói đến, vừa để bày tỏ nét đặc trưng riêng cho từng nhân vật, sản phẩm xuất hiện trong bài.
Nội dung liên quan: Các thao tác lập luận
2. Các biện pháp tu từ thường gặp trong bài thi THPT?
Có rất nhiều biện pháp tu từ, để liệt kê cũng phải hơn cả một bàn tay. Tuy nhiên, Học thông minh liệt kê những biện pháp tu từ thường gặp trong chương trình Ngữ văn THPT như sau:
2.1. Biện pháp tu từ so sánh
Khái niệm: So sánh là sự đối chiếu sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác trong đó, giữa 2 sự vật này phải có nét tương đồng với nhau
Phân loại: có 5 kiểu so sánh như sau:
- So sánh ngang bằng: dùng các từ ngữ so sánh “như”
- So sánh không ngang bằng: dùng các từ ngữ so sánh “chẳng bằng”, “chẳng như”, “hơn”
- So sánh cùng loại: mẹ hiền – cô tấm
- So sánh khác loại: sao trên mũ – sáng sáng trên đường
- So sánh cái cụ thể với trừu tượng: công cha – núi Thái Sơn
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là để tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật sự vật, hiện tượng đang được nhắc tới, gây hứng thú với người đọc.
2.2. Biện pháp tu từ nhân hóa
Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,… Ví dụ Chị ong nâu nâu, cô gà mái,…
Phân loại: Có 3 loại nhân hóa phổ biến:
- Dùng từ gọi con người để gọi sự vật, sư việc
- Dùng từ chỉ hành động, tính chất của con người để nói về sự vật, hiện tượng
- Trò chuyện với vật như trò chuyện với người
Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa có tác dụng làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, gia tăng sự thân thiết giữa người và vật với nhau.
2.3. Biện pháp tu từ ẩn dụ
Khái niệm: Ẩn dụ la phương thức biểu đạt gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác, mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ hay các nét tương đồng với nhau.
Phân loại:
- Ẩn dụ hình thức: Người nói hoặc người viết cố tình giấu đi ý nghĩa trong câu (Đâu đường lựu đỏ lập lòe đơm bông – ẩn dụ bông hoa lựu đỏ như lửa)
- Ẩn dụ cách thức: Thể hiện vấn đề bằng nhiều cách, qua đó diễn đạt hàm ý trong đó (Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Ẩn dụ chỉ người tạo ra thành quả tốt đẹp cho mình)
- Ẩn dụ phẩm chất: thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật hiện tượng khác trên cơ sở tương đồng (Người cha già kính yêu của muôn dân – ý chỉ bác Hồ)
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Diễn tả tính chất, đặc điểm của sự vật được cảm nhận b ằng giác qua này bằng cảm nhận của giác quan khác (cô ấy có giọng nói thật ngọt ngào – giọng nói nghe bằng tai nhưng cảm nhận bằng vị giác ngọt ngào)
Các hình thức ản dụ trên có tác dụng làm gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt và cho cả nhân vật được nhắc tới nữa.
2.4. Biện pháp tu từ hoán dụ
Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, hiện tượng khái niệm này để gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm kia
Phân loại:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể: Áo nâu liền với áo xanh – ý chỉ áo nâu là nông dân và áo xanh là công nhân
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: cả phòng ồ lên vì mất điện – phòng chỉ tất cả những người có mặt trong phòng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Tóc xanh ơi đợi anh với – tóc xanh ý chỉ một người có mái tóc màu xanh
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Một cây làm chẳng nên non – ý chỉ số lượng người ít, đơn lẻ
Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
2.5. Biện pháp tu từ điệp ngữ
Khái niệm: Biện pháp điệp ngữ thường được nhận biết bằng cách lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý nhằm nhấn mạnh, khẳng định hoặc liệt kê các sự vật, hiện tượng mà tác giả muốn nói đến.
Phân loại: có 3 loại hình điệp ngữ thường gặp
- Điệp ngữ ngắt quãng: lặp lại một từ hoặc cụm từ có sự ngắt quãng (“Nhớ sao lớp học i tờ/ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan/ Nhớ sao ngày tháng cơ quan,…)
- Điệp ngữ nối tiếp: lặp lại một cụm từ, từ liên tục (” Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!)
- Điệp ngữ chuyển vòng: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu/ Ngàn dâu xanh ngắt một màu
2.6. Biện pháp tu từ Nói quá
Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tựng để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông
2.7. Biện pháp tu từ Nói giảm nói tránh
Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh cảm giác đau thương, nặng nề, thô tục
Ví dụ: Bác đã đi rồi sao bác ơi
2.8. Biện pháp tu từ chơi chữ
Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn thêm thú vị
Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”
Ngoài biện pháp tu từ, còn có khá nhiều nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12 mà các em học sinh cần chú ý ôn tập. Do đó, hãy tham khảo ngay chương trình luyện tập trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 12 của Học Thông Minh nhé! Đạt điểm cao môn Văn có khó đâu nào!
Nội dung liên quan: Các phương thức biểu đạt
3. Các dạng bài tập về biện pháp tu từ thường gặp
Bài tập 1: Cho biết đây là biện pháp tu từ gì? Phân tích hiệu quả nghệ thuật
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Đáp án bài tập 1:
Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ cú pháp – so sánh, cụm từ được so sánh là hồn tôi – vườn hoa lá. Cụ thể đây là phép so sánh cái trừu tượng ( tâm hồn ) với cái cụ thể ( vườn hoa lá ).
Hiệu quả nghệ thuật: Tác giả đã ví von tâm hồn mình là thứ trừu tượng, con người không thể nhận biết bằng giác quan với một thứ cụ thể có thể quan sát, nhận biết bằng nhiều giác quan đó là vườn hoa lá.
Cách diễn đạt giàu hình ảnh, gợi liên tưởng thú vị này khiến người đọc cảm nhận được sự tươi mới, rực rỡ và tràn đầy sức sống của tâm hồn nhà thơ. Qua đó, ta có thể hiểu được sự tác động mạnh mẽ của ánh sáng cách mạng, lí tưởng của Đảng đối với nhà thơ.
Làm thêm các bài tập về biện pháp tu từ cú pháp tại đây
Bài tập 2: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ( Trích bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh )
Đáp án bài tập 2: Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ ngữ âm – điệp ngữ, cụ thể là phép điệp ngữ cách quãng, từ “nghe” được lặp lại ba lần.
Tác dụng của biện pháp tu từ:
Tác giả đã nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Vì thế, tác giả thể hiện nỗi nhớ, tâm trạng bồi hồi xao xuyến khi nghĩ đến những kỉ niệm tuổi thơ. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp cho câu thơ có nhịp điệu hay hơn.
Làm thêm các bài tập về biện pháp tu từ ngữ âm tại đây
Đó là 8 biện pháp tu từ thường gặp nhất ở trong chương trình Ngữ Văn THPT mà các bạn học sinh rất thường gặp phải trong quá trình làm bài tập hoặc thực hiện làm bài kiểm tra. Chúng mình hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ các bạn hiểu rõ hơn về các biện pháp tu từ nhé! Để luyện tập thành thạo nhất về các biện pháp tu từ và các kiến thức môn Văn khác, đăng ký tài khoản và luyện tập trắc nghiệm online tại Học thông minh ngay!