5 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Nhanh Chóng và Dễ Áp Dụng
Khi thực hiện giải quyết bất cứ một bài Hóa nào, cân bằng phương trình là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, phương trình hóa học là một trong những vấn đề khiến nhiều bạn học sinh “ngán ngẩm”. Để việc cân bằng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, hãy cùng Học Thông Minh nghía qua một số cách cân bằng phương trình Hóa học đơn giản và chính xác nha!

1. Phương trình Hóa học là gì?
Phương trình hóa học được hiểu một cách đơn giản là sự thể hiện phản ứng hóa học, cách chúng xảy ra và kết quả của phản ứng hóa học. Phương trình hóa học thường xuất hiện dưới dạng chữ viết, bao gồm các kí hiệu hóa học và công thức hóa học.
Ví dụ: Hidro + Oxy → Nước
H2 + O2 → H2O
Từ ví dụ trên, ta có thấy phương trình hóa học có sự xuất hiện của các chất tham gia phản phản ứng, chất sản phẩm và mũi tên chiều hóa học.
- Chất tham gia phản ứng là các chất được trình bày bên trái mũi tên hóa học, chúng được tiếp xúc với nhau để tạo ra một hợp chất/sản phẩm mới.
- Chất sản phẩm là các chất mới được sinh ra tsau quá trình trau đổi, tiếp xúc với nhau của các chất phản ứng.
- Mũi tên chỉ chiều của phương trình hóa học thường được biểu diễn một chiều, tuy nhiên, ở một số phản ứng hóa học có thể có hai chiều, gọi là mũi tên thuận nghịch.
Ví dụ về phản ứng thuận nghịch:
H2+N2 ↔NH3
2. Cân bằng phương trình Hóa học là gì?
Trong phản ứng hóa học, theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử trước khi tham gia phản ứng sẽ bằng số nguyên tử sau khi kết thúc phản ứng, hay còn gọi là cân bằng hóa học. Vì vậy, khi thể hiện một phản ứng hóa học bằng phương trình, chúng ta cần phải thực hiện cân bằng phương trình hóa học.
Vậy cân bằng phương trình hóa học như thế nào? Cách để cân bằng phương trình hóa học nhanh chóng và dễ áp dụng? Học Thông Minh sẽ tiết lộ cho bạn ngay sau đây.
3. Cách cân bằng phương trình hóa học nhanh và dễ nhất
3.1. Cân bằng phương trình hóa học theo nguyên tử nguyên tố
Cách cân bằng này là phương án đơn giản và dễ áp dụng nhất. Các bạn học sinh thường sử dụng phương pháp này để cân bằng phương trình hóa học nhập môn. Các bước thực hiện cân bằng phương trình hóa học theo nguyên tử nguyên tố được thực hiện như sau:
Bước 1: Dựa vào đề bài để viết lại phương trình dưới dạng nguyên tử riêng biệt như H2, O2,…
Bước 2: Lập luận số nguyên tử từ chất sản phẩm
Bước 3: Viết đúng bản chất của các thành phần tham gia
Ví dụ: Cân bằng phương trình sau:
C+ O2 → CO2
Ta viết C+ O2 → CO2
Thực hiện lập luận: Để tạo thành 1 phân tử CO2, ta cần 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O
C+ 2O → CO2
Tuy nhiên, một phân tử Oxi luôn tồn tại dưới dạng 2 nguyên tử, nếu ta lấy 2 nguyên tử Oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2, suy ra số nguyên tử C và số nguyên tử CO2 cũng tăng. Vậy ta chỉ cần lấy 1 phân tử Oxi là đủ. Vậy, phương trình sẽ được viết dưới dạng:
C+ O2 → CO2
>>Đọc thêm: Nguyên tử khối là gì
3.2. Cân bằng phương trình hóa học theo electron
Phương pháp cân bằng electron thường được áp dụng cho các phản ứng oxi hóa – khử. Phương pháp được tạo ra dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron mà chát khử cho bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
Các bước thực hiện cân bằng electron như sau:
Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa
Bước 2: Cần bằng electron
Bước 3: Đặt hệ số tìm được vào phản ứng và tìm các hệ số còn lại
Ví dụ: Câu bằng phương trình sau: FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 +N2O↑ + H2SO4 + H2O
Xác định sự thay đổi số oxi hóa
Fe+2 –> Fe+3
S-2 –> S+6
N+5 –> N+1
Cân bằn electron
Fe+2 → Fe+3 + 1e
S-2 → S+6 + 8e
FeS → Fe+3 + S. + 9e
2N+5 + 8e → 2N+1
→ 8FeS và 9N2O
Đặt các hệ số đã tìm được vào phương trình và tìm ra các hệ số còn lại
8FeS + 42HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 9N2O↑ + 8H2SO4 + 13H2O

3.3. Cân bằng phương trình hóa học theo ion
Bản chất của phương pháp cân bằng proton – electron là trên cơ sở điều hoà trọng lượng và chênh lệch nhiệt độ đối với các phân tử trong phản ứng hoá học. Phương pháp trên chỉ dùng phổ biến khi các phản ứng hoá học xảy ra trong điều kiện axit và bazơ hay là nước. Các em làm một số thao tác cơ bản như:
Bước 1: Xác định nguyên tố thay đổi số oxi hóa và viết các bán phản ứng oxi hóa – khử
Bước 2: Thực hiện cân bằng bán phản ứng
Bước 3: Nhân hai phương trình với hệ số tương đương để cân bằng electron
Bước 4: Viết phương trình ion đầy đủ bừng cách cộng gộp hai bán phản ứng
Bước 5: Cân bằng phương trình dựa trên hệ số của phương trình ion
Ví dụ: Cân bằng phương trình sau: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO↑ + H2O
Xác định nguyên tố thay đổi số oxy hóa và viết các bán phản ứng oxi hóa – khử
Cu + H+ + NO3– → Cu2 + + 2NO3– + NO + H2O
Cu0 → Cu2+
NO → NO3–
Ta có: Cu → Cu2+ + 2e
NO3– + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Thực hiện nhân đôi phương trình với hệ số tương ứng để thăng bằng electron:
3 x Cu → Cu2+ + 2e
2 x NO3– + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Viết phương trình ion đầy đủ sau khi gộp hai bán phản ứng
3Cu+ +8H+ + 2NO3− →3Cu2+ +2NO↑ +4H2O
Thực hiện cân bằng phương trình hóa học dưa trên hệ số của phương trình ion:
3Cu+ 8HNO3 →3Cu(NO3)2+ 2NO↑ +4H2O
3.4. Cân bằng phương trình hóa học theo hệ số phân số
Các em có thể thực hiện cân bằng theo cách sau đây:
Bước 1: Thay các hệ số vào phương trình hóa học sao cho thỏa mãn được điều kiện số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế của phương trình bằng nhau, không phân biệt đó là phân số hay số nguyên
Bước 2: Khử mẫu số bằng cách nhân mẫu số chung ở tất cả các hệ số
Ví dụ: Thực hiện cân bằng phương trình: P+O2 → P2O5
Đặt hệ số cân bằng: 2P+ 5/2O2 → P2O5
Thực hiện khử các phân số bằng cách nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất
2x2P+ 5/2x2O2 → 2xP2O5
Ta được 4P+ 5O2 → 2P2O5
3.5. Cân bằng phương trình hóa học theo phản ứng cháy của hợp chất chứa Oxi
Đối với phản ứng cháy của hợp chất chứa oxi, ta thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Cân bằng nguyên tố C
Bước 2: Cân bằng nguyên tố H
Bước 3: Cân bằng nguyên tố O bằng cách lấy tổng nguyên tố O bên phải trừ cho số nguyên tử O có trong hợp chất, tiếp theo, đem chia đôi để được hệ số của phân tử O2, nếu hệ số là số lẻ thì nhân cả 2 vế với 2

4. Một số bài tập cân bằng phương trình hóa học
Dạng 1: Thực hiện cân bằng phương trình hóa học sau:
P + O2 → P2O5
NO2 + O2 + H2O → HNO3
Fe2O3 + H2 → Fe + H2O
Dạng 2: Cân bằng phương trình và cho biết số phân tử của các chất sau phản ứng
HgO → Hg + O2
Dạng 3: Cân bằng phương trình hóa học có chứa ẩn
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
FexOy+ H2 → Fe + H2O
Đó là những cách cân bằng phương trình hóa học mà Học Thông Minh muốn giới thiệu tới bạn. Có rất nhiều cách để cân bằng một phương trình hóa học , hãy lựa chọn một cách phù hợp nhất với yêu cầu của bài cũng như nhanh chóng nhất nhé! Để luyện tập thêm các chủ đề và môn học khác, hãy luyện tập cùng luyện thi trắc nghiệm online Học Thông Minh nhé!