Quá trình văn học và phong cách văn học là một trong những kiến thức đáng chú ý trong chương trình Ngữ Văn 12. Để hiểu và phân biệt được những phong cách văn học của các tác giả, các em học sinh rất cần nắm được những kiến thức cơ bản nền móng về quá trình văn học và phong cách văn học là gì, cũng như làm một số bài tập vận dụng! Cùng Học Thông Minh tìm hiểu nha!

quá trình văn học và phong cách văn học
quá trình văn học và phong cách văn học

1. Quá trình văn học 

 

1.1. Khái niệm về quá trình văn học 

Quá trình văn học là dẫn chứng cho sự tồn tại, vận động và tiến hóa và thay đổi của đời sống văn học, đồng thời nó phụ thuộc vào quá trình lịch sử xã hội và tuân theo những quy luật chung 

 

1.2. Quy luật cơ bản của quá trình văn học

Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung dưới đây: 

  • Quy luật thứ nhất, văn học gắn bó với đời sống. Ở dưới mỗi thời đại khác nhau sẽ có những chuyển biến về lịch sử, xã hội, do đó văn học cũng có sự biến hóa, thay đổi theo 
  • Quy luật thứ hai là văn học luôn có tính kế thừa và cách tân, đổi mới. Văn học dân gian là nguồn cội chất liệu, tiền đề cho các dòng văn học cũng như thể loại văn học sau này, các nhà văn, nhà thơ thế hệ sau sẽ kế thừa những giá trị tốt đẹp của thế hệ trước. 

 

2. Trào lưu văn học 

Trong quá trình văn học, sẽ có những hoạt động tiêu biểu, nổi bật, trở thành đặc trưng của một giai đoạn văn học, được gọi là trào lưu văn học. Trào lưu văn học gắn liền với một giai đoạn lịch sử, vì vậy nó tồn tại và kết thúc sau một khoảng thời gian nhất định nào đó. Có rất nhiều trào lưu văn học có thể kể đến trên thế giới như:

  • Văn học phục hưng
  • Chủ nghĩa lãng mạn
  • Chủ nghĩa hiện thực phê phán
  • Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa 
  • Chủ nghĩa siêu thực 

Ở Việt Nam, các trào lưu văn học được xuất hiện vào khoảng đầu những năm 30 của thế kỷ 20, bao gồm các trào lưu có thể kể tới như: 

  • Trào lưu lãng mạn
  • Trào lưu hiện thực phê phán
  • Trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa 
quá trình văn học
Trào lưu văn học là những hoạt động tiêu biểu xuất hiện trong quá trình văn học 

3. Phong cách văn học

 

3.1. Khái niệm

Phong cách văn học được hiểu là những đặc trưng, những nét độc đáo, cái riêng trong cách thể hiện đời sống của một tác giả, các yếu tố vè nội dung, nghệ thuật mà tác giả đó truyền tải trong từng tác phẩm nghệ thuật. 

Bên cạnh đó, phong cách văn học cũng mang tính chất thời đại. Khi đọc một tác phẩm văn học, độc giả có thể đoán được, nhận ra và hình dung phần nào hơi thở cuộc sống lúc bấy giờ được truyền tải, lồng ghép vào nội dung tác phẩm. Như nhà văn Tô Hoài đã nói “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. 

 

3.2. Biểu hiện của phong cách văn học 

Biểu hiện đầu tiên của phong cách văn học là cái nhìn của tác giả, sau đó được truyền tải và thể hiện bằng giọng điệu độc đáo, riêng biệt của tác giả. Ví dụ như trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân, ta có thể thấy được góc nhìn khác biệt của ông về vẻ đẹp của tạo hóa, tư chất nghệ sĩ tài hoa qua sự phác họa hoàn toàn bằng từ ngữ, cách dùng từ. 

 

Chủ đề, nội dung của các tác phẩm cũng góp phần tạo nên phong cách văn học. Mỗi tác giả đều xây dựng cho mình một chủ đề “ruột”. Giống như khi nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nhớ ngay đến một tâm hồn say đắm trong tình yêu, khát khao sống và cống hiến, giao cảm với đời,… 

 

Một trong những yếu tố làm nên sự riêng biệt của phong cách văn học nữa đó là cách sử dụng từ ngữ, các phép liên kết câu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu câu truyện. Tô Hoài đã quá nổi tiếng với nghệ thuật miêu tả, khắc họa vẻ đẹp của con người thuộc những vùng đất khác nhau, sự khác biệt mang tới vẻ đẹp đa dạng, khó hòa trộn. 

 

Cuối cùng, phong cách văn học luôn có sự hòa quyện, kết hợp giữa các yếu tố định hình văn học. Từ đó mang tới ý nghĩa thẩm mỹ có thể xúc cảm, tác động đến người đọc, lay động cảm xúc bằng những vẻ đẹp thẩm mỹ phong phú đó. 

 

>> Đọc thêm: Phong cách ngôn ngữ 

phong cách văn học
phong cách văn học

4. Bài tập minh họa 

 

4.1. Tự luận

Bài 1: SGK Ngữ Văn 12 tập 1

Phân tích sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực phê phán qua truyện ngắn Chữ người từ tù của Nguyễn Tuân với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.

 

* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân:

– Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp

– Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả

* Văn học hiện thực phê phán

Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

– Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.

– Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản

 

4.2. Trắc nghiệm 

 

Câu 1: Khái niệm quá trình văn học?

  1. Là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử.
  2. Là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học ở một thời kì nhất định trong quá khứ.
  3. Là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển và diệt vong của một số loại hình văn học qua các thời kì lịch sử.

 

Câu 2: Các thời kì hình thành, tồn tại, thay đổi và phát triển của quá trình văn học gồm những thời kì nào?

  1. Cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, đương đại.
  2. Cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại.
  3. Cổ – trung đại, cận đại.

 

Câu 3: Tại sao nói quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể?

  1. Vì nó bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, rất cả các hình thức tổn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn.
  2. Vì nó bao gồm các thành tố của đời sống văn học như tác giả và người đọc, ác hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác, các hình thái ý thức xã hội khác,..
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai 

Câu 4: Những quy tắc chung của quá trình văn học là gì?

  1. Văn học gắn bó với đời sống: thời đại nào, văn học ấy.
  2. Văn học phát triển trong sự kết thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết.
  3. Văn học của một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Khái niệm trào lưu văn học?

  1. Là một phong trào văn học mang tính khuynh hướng xã hội rộng lớn được sáng tác bởi nhiều nhà văn có cùng chủ trương sáng tác, lý tưởng thẩm mỹ, gần gũi về tư tưởng văn hóa chính trị, trong sự thúc đẩy của phong trào lịch sử xã hội nhất định hay những biến động thời đại.
  2. Là một phong trào văn học mang tính khuynh hướng xã hội rộng lớn được sáng tác bởi nhiều nhà văn trong cùng một chế độ chính trị và bối cảnh xã hội.
  3. Là những sáng tác mang tính tự phát của một hay một số tác giả sáng tác theo khả năng và nhận thức của mình.
  4. là những sáng tác mang tính tự phát của một hay một số tác giả sáng tác theo khả năng và nhận thức sau khi được giác ngộ một chân lý nào đó.

 

Làm thêm các bài trắc nghiệm quá trình văn học và phong cách văn học để tăng cơ hội đạt điểm cao nhé!

trên đây là nội dung Quá trình văn học và phong cách văn học mà Học Thông Minh đã tổng hợp lại, hỗ trợ các em học sinh hiểu sâu hơn về các nhóm kiến thức trên và có thể đạt kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới. Ngoài ra, các em học sinh có thể đăng ký tài khoản để ôn tập thêm các bài luyện tập môn Ngữ Văn và các môn học khác, các em đăng ký tài khoản và làm các bài kiểm tra trắc nghiệm online nha!